Ngành nhựa trước nguy cơ “Thái hóa”

14/03/2016 08:14
14-03-2016 08:14:33+07:00

Ngành nhựa trước nguy cơ “Thái hóa”

Vượt hẳn các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, hàng loạt doanh nghiệp Thái Lan đang tích cực đổ vốn vào ngành nhựa Việt Nam, cạnh tranh mạnh mẽ với doanh nghiệp trong nước.

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, chưa bao giờ ngành này phải đứng trước nguy cơ bị thâu tóm lớn như hiện nay, đặc biệt là với làn sóng mua bán - sáp nhập (M&A) đến từ các nhà đầu tư Thái Lan.

Dựa dẫm để... tái cơ cấu

Không có số liệu đầy đủ các doanh nghiệp (DN) trong nước đã về tay người Thái nhưng chỉ riêng Tập đoàn SCG của nước này đã bỏ vốn vào hơn 20 DN nhựa Việt Nam. Năm 2015, SCG đã mua 80% cổ phần Công ty Nhựa Tín Thành - DN tốp đầu trong lĩnh vực nhựa bao bì của nước ta. SCG còn nắm giữ cổ phần lớn tại 4 DN chuyên sản xuất nhựa gia dụng - bao bì, gồm: Liên doanh Việt - Thái Plastchem, Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Chemtech và Vật liệu nhựa Minh Thái.

Thị trường nhựa trong nước đang hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: TẤN THẠNH

Không chỉ vậy, SCG cũng nắm giữ 20% cổ phần tại Công ty Nhựa Bình Minh, gần 25% cổ phần ở Nhựa Tiền Phong. Nếu tăng tỉ lệ sở hữu và thâu tóm Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong, SCG sẽ làm chủ thị trường nhựa xây dựng Việt Nam do 2 DN này hiện giữ khoảng 50% thị phần.

Không dừng lại ở đó, SCG và nhiều DN Thái đang tiếp tục mua gom DN nhựa Việt Nam. Một số DN Thái lên tiếng muốn mua lại toàn bộ cổ phần nhà nước thoái vốn tại các công ty nhựa trong năm 2016.

Việt Nam hiện có gần 3.000 DN nhựa, doanh thu 250.000 tỉ đồng/năm. Ông Trần Việt Anh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Nam Thái Sơn, Phó Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa TP HCM - cho biết 99,8% DN nhựa trong nước thuộc tư nhân, khoảng 100 DN thuộc tốp đầu chiếm phần lớn doanh số của ngành. Hiện nay, các DN Thái chủ yếu nhắm vào 100 DN tốp đầu.

Theo ông Việt Anh, do DN nội địa không tự tin trong cạnh tranh, không có đội ngũ kế thừa nên chấp nhận bán khi nhà đầu tư nước ngoài trả giá cao. Bên cạnh đó, gần đây, không ít DN nhựa ở TP HCM có biểu hiện đuối sức, năng lực sản xuất - kinh doanh giảm sút, hợp tác hoặc bán một phần cổ phần cho nước ngoài là lựa chọn bắt buộc để tái cấu trúc, tăng khả năng cạnh tranh.

Lợi thế hội nhập bị nước ngoài khai thác

Lý giải nguyên nhân DN Thái đầu tư mạnh vào ngành nhựa, ông Hồ Đức Lam - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Nhựa Rạng Đông (RDP), Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam - cho rằng mục tiêu mà họ nhắm đến là khai thác tiềm năng thị trường còn rất lớn và lợi thế từ các hiệp định thương mại Việt Nam vừa tham gia.

Trong 3 năm trở lại đây, ngành nhựa tăng trưởng rất ấn tượng, đạt 15%-17%/năm. Mức tiêu thụ nhựa bình quân ở Việt Nam là 41 kg/người/năm, thấp hơn so với các nước trên thế giới (mức trung bình thế giới là 47 kg/người/năm, các nước châu Âu và Mỹ lên đến trên 100 kg). Từ năm 1990 đến nay, mức tiêu thụ này tăng trưởng rất nhanh (năm 1990 là 38 kg/người/năm), cho thấy nhu cầu sản phẩm nhựa ở Việt Nam sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các DN khai thác. Bên cạnh đó, Việt Nam vừa tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhà đầu tư các nước đổ vào đây để tận dụng lợi thế này.

“Nhà đầu tư Thái đang có trào lưu đổ vốn vào Việt Nam, trong đó tập trung nhiều vào ngành nhựa. Khi đến Việt Nam làm ăn, họ liên kết chặt chẽ với nhau, không chỉ tập trung sản phẩm đầu cuối mà còn sản xuất nguyên phụ liệu, khép kín từ đầu vào cho đến đầu ra, gây sức ép lớn đối với DN nội địa. Nhiều thương hiệu lớn trong ngành nhựa đã lần lượt về tay người nước ngoài, DN nào không bán thì phải cạnh tranh gay gắt và đứng trước nguy cơ thua thiệt, bị đẩy ra khỏi sân chơi hội nhập” - ông Lam nhìn nhận.

Theo nhiều DN trong nước, Việt Nam và Thái Lan tương đương nhau về công nghệ nhựa, DN Thái cũng chưa đưa công nghệ mới vào Việt Nam. Tuy nhiên, DN nhựa ngoại hiện chỉ chiếm 15% về số lượng nhưng lại sở hữu đến 40% tổng đầu tư toàn ngành. Trong năm 2016, nhà nước thoái vốn tại nhiều DN nhựa, mức tổng đầu tư toàn ngành nhựa sẽ tiếp tục thay đổi mạnh theo hướng DN ngoại ngày càng chiếm ưu thế. “DN Thái vay vốn tại nước họ với lãi suất 1%, thậm chí có dự án lãi suất 0%. Trong khi đó, DN trong nước phải chịu lãi vay 6%-7% nên rất khó cạnh tranh với họ” - ông Việt Anh so sánh.

Để hỗ trợ DN nâng cao sức cạnh tranh, Hội Cao su - Nhựa TP HCM đã đề xuất TP quy hoạch khu tập trung cho DN nhựa, xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi nhằm tiết giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, giảm chi phí vận tải và tăng cường hợp tác, hỗ trợ giữa các DN. Mới đây, ông Việt Anh còn kiến nghị nhà nước có chính sách cho DN nợ thuế được trả chậm và không phạt nợ quá hạn để DN giảm áp lực tài chính, dồn lực cạnh tranh.

Chuyển hướng xuất khẩu

Gặp khó khăn ở thị trường nội địa, một số DN đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ,  tăng xuất khẩu vào 2 thị trường lớn là châu Âu và Mỹ. Mới đây, Nhựa Rạng Đông đã ký kết hợp tác thương mại toàn diện với Công ty Sojitz Pla - net (thuộc Tập đoàn Sojitz - Nhật Bản) nhằm thúc đẩy phân phối sản phẩm chủ lực của Rạng Đông như bao bì phức hợp, giả da, màng nhựa PE/EVA, nguyên phụ liệu... vào các tập đoàn/doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và trên thế giới. Song song đó, Sojitz Pla - net sẽ tư vấn và chuyển giao cho Nhựa Rạng Đông các giải pháp về công nghệ, hệ thống quản lý và phát triển sản phẩm mới theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

nlđ

 



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đơn hàng xuất khẩu gia tăng giúp cho sản xuất của nhiều doanh nghiệp hồi phục tích cực

Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong 4 tháng đầu năm đã có nhiều khởi sắc và đạt...

Bộ Công thương dự báo giá tiêu dùng có thể tăng sau ngày 1-7

Theo Bộ Công thương, trong tháng 4 giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm tương đối ổn định và giá một số nguyên vật liệu tăng, giảm đan xen do ảnh hưởng của giá thế...

Đang điều tra Công ty Cây xanh Công Minh: Trúng thầu 'vô địch' 172/209 gói thầu

Công ty TNHH Cây xanh Công Minh đã tham gia 228 gói thầu tại khắp các tỉnh thành với tỷ lệ trúng thầu cao. Loại trừ các gói thầu chưa có kết quả, bị hủy, tỉ lệ...

Dự án đường dây 500kV mạch 3 đang gặp khó về thiết bị vật tư

Liên quan đến công tác thiết bị vật tư nhập khẩu cho dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), Bộ Công Thương đã có công...

Thiếu máy bay nghiêm trọng: Chỉ còn 170 chiếc, giá thuê quá 'chát'

Lượng tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam hiện đạt tổng cộng 199 chiếc, giảm 32 tàu bay so với năm ngoái. Tuy nhiên, số máy bay đang khai thác thực tế chỉ ở...

Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng vọt?

Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, mức tăng...

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?

Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái

PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí (Đại học Bách Khoa) cho biết về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc...

Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh

Phạm Thị Thanh Huệ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua việc huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa.

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98