"Đau đầu" quản 5 triệu tỷ Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

27/05/2016 11:01
27-05-2016 11:01:14+07:00

"Đau đầu" quản 5 triệu tỷ Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Nếu tính toàn bộ các doanh nghiệp có 100% và trên 50% sở hữu nhà nước thì tổng nguồn vốn kinh doanh hay tổng tài sản lên đến 5408.4 nghìn tỷ đồng.

Phó viện trưởng Nguyễn Văn Trung trình bày báo cáo đề dẫn.

Đây là con số được đưa ra tại buổi đối thoại chính sách về khó khăn thách thức trong thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 27/5.

Câu chuyện dài kỳ

Trong phát biểu khai mạc, Viện trưởng Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước là câu chuyện đã được bàn nhiều năm ở nhiều cấp từ bên Đảng cho đến chính quyền. Đánh giá tổng kết về vấn đề này ở trong và ngoài nước rất đồ sộ, kết luận khoa học rất rõ ràng.

Thực tiễn đều chứng minh là để cải thiện quản trị doanh nghiệp nhà nước cần có cơ quan chuyên trách độc lập thực hiện quyền chủ sở hữu tách khỏi chức năng quản lý nhà nước. Nhưng từ thực tiễn đến hoạch định chính sách có khoảng cách, ở Việt Nam thì có thể đến vài chục năm, ông Cung nói.

Trình bày báo cáo đề dẫn, Phó viện trưởng CIEM Nguyễn Văn Trung nhấn mạnh, Nhà nước đang đầu tư một khối lượng rất lớn vốn và tài sản sở hữu toàn dân vào sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp.

Chỉ tính riêng số liệu của 781 doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước năm 2014 thì tổng tài sản đã hơn 3 triệu tỷ đồng, ông Trung cho biết.

Vị Viện phó cũnh nhấn mạnh, kinh nghiệm quá khứ đã chỉ ra: thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả, thậm chí tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật là do quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước không tốt, không rõ trách nhiệm.

Nhưng, so với yêu cầu về quản lý – giám sát quản trị doanh nghiệp nhà nước, pháp luật hiện hành còn thiếu hoặc quy định chưa đủ rõ, chưa cụ thể ở một số nội dung.

Hiện nay tổ chức bộ máy, cách thức, hình thức thực hiện chức năng chủ sở hữu trong nội bộ các cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa có pháp luật điều chỉnh nên đang được thực hiện hết sức khác nhau, ông Trung phân tích.

Thành lập uỷ ban độc lập

Là cơ quan được giao dự thảo nghị định mới về cơ quan đại diện chủ sở hữu, CIEM cho biết hướng xây dựng là mỗi doanh nghiệp nhà nước chỉ có một cơ quan đại diện chủ sở hữu. Cơ quan nhà nước khác thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực, địa bàn.

Theo dự kiến, với tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn sẽ được chuyển  từ bộ quản lý ngành như hiện nay về một cơ quan chuyên trách. Các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh khác chuyển về SCIC.

Doanh nghiệp Nhà nước địa phương, công ích, quốc phòng, an ninh vẫn do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, bộ quản lý ngành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an làm đại diện chủ sở hữu như hiện nay.

Đáng chú ý, dù có ý kiến cho rằng cần thay đổi nhưng các ngân hàng thương mại vẫn do Ngân hàng Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Việc này có lý do về an toàn và rủi ro tài chính quốc gia, ông Trung giải thích.

Về cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện chủ sở hữu, quan điểm của CIEM là Chính phủ thực thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật và lộ trình tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước đến năm 2020.

Đây là cơ quan thuộc Chính phủ, có tên gọi dự kiến là uỷ ban đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ông Trung cho biết.

Đồng ý cần phải thay đổi mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nước nhưng các ý kiến thảo luận còn không ít băn khoăn với quan điểm của CIEM, VnEconomy sẽ tiếp tục cập nhật ở bài sau.

Nguyễn Lê

Vneconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Tài chính lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% và gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân.

VCCI: Doanh nghiệp ra nước ngoài mở công ty vì bị áp thuế VAT 10%

VCCI phản ánh không ít doanh nghiệp Việt lập thêm công ty ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm giảm nghĩa vụ thuế.

Ngành thuế yêu cầu đánh giá hiệu quả thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Tổng cục Thuế cho biết đã có công văn đề nghị các Cục Thuế có các kế hoạch cụ thể tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử...

Vụ án Thuduc House: Cựu Phó cục trưởng cục Thuế TP.HCM được giảm 1 năm tù

Liên quan đến vụ án Thuduc House, phiên phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh (cựu Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM) được giảm từ 4 năm xuống còn 3 năm tù giam.

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng...

Tiếp thị liên kết chịu thuế thu nhập hàng tỉ đồng: Tồn thuế hay bị truy thu oan?

Nhiều cá nhân làm tiếp thị liên kết (affiliate) cho các sàn thương mại điện tử và một số mạng lưới gần đây kiểm tra thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trên ứng dụng eTax...

4 tháng đầu năm, ngân sách Nhà nước bội thu hơn 211 nghìn tỷ đồng

Số liệu từ Tổng Cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10.1% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4.4%. Như vậy...

Đề xuất giảm thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế GTGT, đồng thời đề xuất tiếp tục giảm thuế này trong 6 tháng cuối năm 2024.

Ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng của hơn 120 triệu tài khoản cá nhân

Cơ quan thuế nắm dữ liệu của hơn 121 triệu tài khoản cá nhân và 9 triệu tài khoản tổ chức tại 96 ngân hàng thương mại.

Thu thuế hoạt động thương mại điện tử đạt 180 ngàn tỷ trong hai năm qua

Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau: Năm 2022 doanh...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98