Góc nhìn 21/07: Sẽ tiếp tục điều chỉnh?

20/07/2016 18:28
20-07-2016 18:28:46+07:00

Góc nhìn 21/07: Sẽ tiếp tục điều chỉnh?

Thị trường có phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp, VN-Index giảm 7.5 điểm, về mức 660.26 điểm. Các CTCK nhận định thị trường đang có diễn biến tiêu cực và xu hướng điều chỉnh sẽ còn tiếp diễn đến hết tuần.

Rủi ro điều chỉnh mạnh

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Thị trường tiếp tục có phiên điều chỉnh tương đối tiêu cực. Đà giảm lan tỏa rộng, xuất hiện tại đa số các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và vừa, tại rổ VN30 có tới 26 mã điều chỉnh giảm, qua đó khiến cho VN-Index giảm tới 7.5 điểm và đóng phiên 20/07 ở mức thấp nhất. Thanh khoản tuy vậy không tăng quá mạnh, áp lực bán ra chủ yếu đến từ việc chốt lời trong ngắn hạn. Độ rộng thị trường mở rộng khi số mã đỏ điểm chiếm ưu thế, nhiều hơn gấp đôi số mã xanh. Theo quan điểm của SHS, xu hướng điều chỉnh trong ngắn hạn của thị trường sẽ tiếp tục diễn ra ít nhất hết tuần này. Vùng 650-660 điểm sẽ cần được retest trước khi chỉ số có thể xác định xu hướng tăng trở lại.

Thị trường hiện vẫn đang trong giai đoạn liên tục đối mặt với rủi ro điều chỉnh mạnh ngay trong phiên, nhà đầu tư do vậy tiếp tục hạn chế dùng margin cao giai đoạn này và theo sát diễn biến thị trường. Đối với danh mục trung và dài hạn, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ những mã cơ bản tốt đã có sẵn và chờ đợi kết quả kinh doanh quý 2. Đối với danh mục ngắn hạn, nhà đầu tư nên áp dụng chiến thuật mua thấp bán cao, tuy nhiên nên hạn chế giải ngân tỷ trọng lớn.

Hỗ trợ gần tại vùng 625-630 điểm

CTCK Bảo Việt (BVS): Thị trường có phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp trên cả 2 sàn với độ rộng nghiêng hoàn toàn về số mã giảm điểm và thanh khoản ở mức thấp. Cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường VNM tăng điểm khá đột biến trong phiên 20/07, tuy nhiên vẫn không đủ để giữ cho thị trường tránh được phiên giảm điểm mạnh. Ngoài VNM, các cổ phiếu trụ cột còn lại đều giảm điểm khá mạnh, có thể kể đến diễn biến giảm ở VCB, VIC, GAS, HPG...

Vùng kháng cự gần của VN-Index nằm tại 670-675 điểm. Vùng hỗ trợ gần của VN-Index nằm tại 645-650 điểm và 625-630 điểm.

Thị trường diễn biến tiêu cực

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): Sự vận động tiêu cực tiếp tục được nối dài. Chỉ số VN-Index đã 4 lần kiểm tra ngưỡng hỗ hỗ trợ 660 điểm trước khi đóng cửa giảm 1.12%. Phiên 20/07, nhờ có thông tin về công văn UBCKNN đề nghị TTLKCK cập nhật việc nới room nước ngoài lên 100% của VNM, cổ phiếu này đã vững vàng để gần như là trụ cột duy nhất hỗ trợ thị trường.

Thị trường nối tiếp đà giảm điểm, đóng cửa giảm 1.12% về sát với ngưỡng hỗ trợ 660, khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì ở mức thấp, dưới mức trung bình 10 phiên. Thị trường diễn biến khá tiêu cực khi ngoại trừ VNM thì hầu hết các mã bluechip đều có mức điều chỉnh khá và lực cầu bắt đáy tỏ ra khá yếu ớt. Các ngưỡng hỗ trợ của VN-Index và HNX-Index hiện đang nằm tại 660 và 85. Ngưỡng hỗ trợ 660 có khả năng sẽ được thử thách tiếp trong phiên tới. Trong trường hợp ngưỡng hỗ trợ 660 bị phá vỡ, nhà đầu tư được khuyến nghị giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức an toàn để tránh những rủi ro giảm giá trong ngắn hạn.

Kháng cự tại vùng 686 điểm

CTCK VietinbankSc: Thị trường giảm điểm trong cả phiên ngày 20/07 cùng với nhiều mã giảm sàn cho thấy tâm lý e ngại của nhà đầu tư. Cùng với đó các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn giảm điểm cũng giúp kéo chỉ số đi xuống nhưng VNM tăng mạnh là lực đỡ không thể tốt hơn giúp thị trường tránh được phiên giảm sâu.

Vùng 655 đang đóng vai trò là vùng hỗ trợ gần, vùng 686 đóng vai trò là vùng kháng cự. Nhà đầu tư nên quan sát diễn biến trong phiên để đưa ra quyết định mua bán hợp lý.

Hạ bớt tỷ lệ đòn bẩy

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS): Với phiên giảm điểm mạnh thứ 2 liên tiếp cho thấy áp lực bán ra đang ngày càng lớn. Thị trường giai đoạn này dường như thiếu đi động lực và nó khiến niềm tin của NĐT giảm sút. Cộng với một loạt các thông tin không mấy tích cực hiện nay có thể khiến thị trường bước vào nhịp điều chỉnh. Tất nhiên, nhiều lần thị trường đã thoát hiểm sau khi giảm kiểu này, nhưng nếu như phiên ngày 21/07, tiếp tục giảm thì coi như mốc 640 điểm sẽ là đích đến.

NĐT cũng không quá vội vàng bán tháo bởi chỉ số có thể suy giảm nhưng không hẳn các cổ phiếu cũng vậy. Áp lực lớn nhất vẫn là nhóm cổ phiếu tăng nóng, đặc biệt khi có thông tin không tích cực sẽ chịu áp lực bán lớn nhất. Do đó cần hết sức thận trọng với việc bắt đáy những cổ phiếu trên. Một phần nữa NĐT nên tìm cách hạ bớt tỷ lệ đòn bẩy xuống mức an toàn có thể trước khi thị trường tích cực trở lại./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (9)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đầu tư VNM, DGC và PVD có hấp dẫn?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua VNM trên cơ sở nội tại vững chắc; nắm giữ DGC với kỳ vọng được hưởng lợi lớn từ sự phục hồi ngành bán dẫn, làn sóng...

Chứng khoán tháng 5: “Sell in May” có về?

Lại một tháng 5 nữa tới với thị trường chứng khoán (TTCK). Hứng nhịp chỉnh mạnh cuối tháng 4 cũng như đứng trước nhiều áp lực nóng đè nặng lên thị trường, nhà đầu...

Sếp TCAM: Fed sẽ không thể duy trì lãi suất cao, thời điểm vàng đang đến gần 

Sáng ngày 04/05/2024, Công ty Quản lý quỹ Thành Công (TCAM) tổ chức sự kiện Quản lý Tài sản với chủ đề “Thời điểm vàng 2024”. Tại sự kiện, các chuyên gia TCAM đã...

Góc nhìn tuần 06 - 10/05: VN30-Index kiểm định mốc 1,242?

Theo Vietcap, ngưỡng kháng cự MA50 tại vùng 1,256 điểm sẽ tiếp tục thúc đẩy lực bán chốt lãi tại nhóm cổ phiếu VN30. Chỉ số VN30-Index theo đó có thể xuất hiện nhịp...

UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 25,600 đồng trong quý 2/2024 và suy yếu

Theo Báo cáo dự báo tỷ giá và ngoại hối toàn cầu mới nhất của Bộ phận Nghiên cứu Thị trường & Kinh tế Toàn cầu của UOB cập nhật ngày 03/05/2024, UOB kỳ vọng VNĐ sẽ...

Góc nhìn 03/05: Rủi ro đảo chiều tại ngưỡng 1,220 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index cần thêm thời gian tích lũy trước khi tiến lên vùng điểm mới, còn ở thời điểm hiện tại, chỉ số có rủi ro đảo chiều...

Cổ phiếu ngành bán lẻ kỳ vọng bứt tốc?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan DGW khi tìm ra được thêm động lực tăng trưởng mới đến từ lĩnh vực cung cấp thiết bị bảo hộ lao động; mua FRT với...

Góc nhìn tuần 02-03/05: Tạo thêm một đáy tiếp theo?

Trong kịch bản cơ sở, SSV cho rằng thị trường có thể sẽ tạo thêm một đáy tiếp theo trước khi quay lại xu hướng tăng. 

VinaCapital: Lãi suất tiền gửi có thể tăng 100 điểm cơ bản vào cuối 2024, nhưng không tác động lớn TTCK

Ông Michael Kokalari, CFA - Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital, gần đây có bài phân tích với nhan đề "Vàng, đô la Mỹ và lãi...

Góc nhìn 26/04: Cần thêm thời gian tạo đáy?

Theo DAS, nhà đầu tư giảm nhịp độ giao dịch khi thị trường sẽ có kỳ nghỉ dài và không có tin tức nổi bật. VN-Index cần thêm thời gian tạo đáy và tích lũy trước khi...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98