Sữa Việt Nam: Chuẩn bị cho “cửa chính ngạch” sang Trung Quốc

10/07/2016 21:47
10-07-2016 21:47:00+07:00

Sữa Việt Nam: Chuẩn bị cho “cửa chính ngạch” sang Trung Quốc

Mới đây, cơ quan chức năng về kiểm dịch thực phẩm phía Trung Quốc cho biết đang thẩm định việc mở cửa chính ngạch cho mặt hàng sữa Việt Nam. Thị trường rộng lớn và tiềm năng ở Trung Quốc là “miền đất hứa” cho các nhà sản xuất sữa.

Để ra “sân chơi” lớn hơn, các nhà sản xuất sữa trong nước cần sớm cải thiện khâu tổ chức thu mua sữa tươi nguyên liệu vốn vẫn chưa ổn định về chất lượng, giá thành còn cao. Ảnh: UYÊN VIỄN

Trong buổi hội đàm vào ngày 31-5 vừa qua tại TPHCM với ông Chi Thụ Bình, Tổng cục trưởng Tổng cục Giám sát chất lượng kiểm nghiệm - kiểm dịch quốc gia Trung Quốc (AQSIQ), Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã đề nghị AQSIQ tiếp tục phối hợp, sớm cho phép các sản phẩm sữa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Phản hồi về việc này, ông Chi Thụ Bình cho biết việc nhập khẩu sữa từ Việt Nam cũng sẽ qua các quy trình đánh giá, giám định từ phía Trung Quốc và ông đề nghị phía Việt Nam cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc đánh giá này. Sắp tới, các chuyên gia Trung Quốc cũng sẽ đến các doanh nghiệp sản xuất sữa lớn của Việt Nam để khảo sát thêm.

Trao đổi với TBKTSG, ông Vũ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam, cho biết một số khảo sát thị trường gần đây cho thấy nhiều sản phẩm sữa của Việt Nam được người dân Trung Quốc ưa chuộng, như các loại sữa chua có đường, sữa chua không đường, sữa chua tiệt trùng, sữa chua nguyên kem và một số loại sữa nước khác. Cũng theo ông Quỳnh, các doanh nghiệp sữa Việt Nam đang bàn với nhau tổ chức một đoàn công tác sang Trung Quốc trong quí 3 năm nay để chủ động thảo luận thêm với cơ quan chức năng kiểm dịch Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến xuất khẩu sữa theo đường chính ngạch.

Một vị đại diện Vinamilk cho biết, ước tính sơ bộ tổng giá trị thị trường sữa bột của Trung Quốc lên đến 30 tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Là quốc gia sản xuất sữa lớn thứ tư trên thế giới nhưng Trung Quốc cũng nhập khẩu một lượng lớn sữa bột hàng năm. Dù vậy, từ hơn chục năm qua, mặt hàng sữa Việt Nam chưa thể xuất sang thị trường này qua đường chính ngạch do vướng các “thủ tục kiểm dịch” về chất lượng, an toàn thực phẩm từ phía Trung Quốc.

Trên thực tế, cũng theo vị đại diện Vinamilk, xét về điều kiện sản xuất, một số nhà sản xuất sữa của Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với những đồng nghiệp trên thế giới. Những điểm cần lưu ý đối với thị trường Trung Quốc là cần khảo sát thị trường thật kỹ, về xu hướng tiêu dùng, khẩu vị người tiêu dùng..., nhất là cho những sản phẩm dành cho trẻ em, trẻ sơ sinh; cần xây dựng hệ thống phân phối đủ mạnh thì mới mong đáp ứng được nhu cầu đa dạng ở thị trường này.

Theo đánh giá của Hiệp hội Sữa, ngành sữa Việt Nam hiện nay có các nhà sản xuất lớn, đủ lực xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh thu ngành sữa những năm gần đây có mức tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2015 đạt 92.000 tỉ đồng, tăng 23% so với năm 2014, trong đó, sữa nước chiếm 30%.

Xem chi tiết tại đây...

Văn Nam

tbktsg



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Giải ngân đầu tư công TPHCM chùng lại

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, tháng 4/2024, kết quả giải ngân đầu tư công của Thành phố chùng lại. Từng chủ đầu tư, từng cơ quan có liên quan cần hết...

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các...

Phó Thủ tướng: Không đề xuất xử lý những dự án BOT do 'lỗi' của doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông; kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án do nguyên...

Thủy điện có còn dư địa để phát triển hay sẽ sớm bị thay thế?

Theo các chuyên gia năng lượng, với nguồn thủy điện dồi dào, Việt Nam có thể tiếp tục khai thác tối đa với tổng công suất đạt từ 30.000-38.000MW và điện năng có thể...

Người Việt Nam đánh giá cao du lịch bền vững

Hầu hết du khách Việt Nam được khảo sát đều đồng ý du lịch bền vững rất quan trọng và mong muốn hành trình của mình thân thiện với môi trường hơn trong năm tới.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng kháng cáo

Sau khoảng hơn 1 tháng xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Những điểm đáng chú ý trong Dự thảo về Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Dự thảo Nghị định DPPA tập trung vào việc mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng; giữa đơn vị phát điện và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98