Gỡ khó về vốn cho dự án năng lượng tái tạo

18/08/2016 10:45
18-08-2016 10:45:10+07:00

Gỡ khó về vốn cho dự án năng lượng tái tạo

Nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn triển khai...

Một số chuyên gia cho rằng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước khi cho những dự án này vay cần chú ý đến việc “giảm nhẹ” phần bảo lãnh của Chính phủ để bảo đảm không gia tăng nợ công.

Giá thành điện từ năng lượng tái tạo cao, chưa tạo ra lợi nhuận đủ để hấp dẫn nhà đầu tư. Ảnh: Ngọc Tuấn

Giá bán điện chưa đủ sức hút nhà đầu tư

Tại Hội nghị Đối thoại cấp kỹ thuật Việt Nam - JBIC (Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản) lần thứ 6 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, đại diện Sở Công Thương Bình Thuận cho biết, trên địa bàn Tỉnh hiện có 19 dự án điện gió với tổng công suất đăng ký đầu tư, đề nghị lắp đặt 1.142,5MW. Trong đó, có 2 dự án (tổng công suất 36MW) đã hoàn thành phát điện, 2 dự án đang thi công (80MW), 2 dự án đã được UBND Tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (120MW), 10 dự án đang hoàn chỉnh hồ sơ với tổng công suất 757 MW; 2 dự án đang khảo sát, nghiên cứu để lập dự án đầu tư với tổng công suất dự kiến 100MW. Ngoài ra, còn có 1 nhà đầu tư đang xin chủ trương khảo sát, đo gió để lập hồ sơ dự án đầu tư với công suất 50MW.

Tuy nhiên, theo đại diện Sở Công Thương Bình Thuận, nhiều dự án điện gió còn chậm triển khai do năng lực của nhà đầu tư còn hạn chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển điện gió chưa đủ mạnh (trong đó quan trọng nhất là giá bán điện cho ngành điện còn thấp) khiến các nhà đầu tư khó vay vốn các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Điều này đã làm giảm sức hấp dẫn của các dự án điện gió đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Lý giải về giá điện, ông Trần Văn Ngọc, Vụ Kinh tế công nghiệp thuộc Bộ KH&ĐT thông tin, hiện Việt Nam vẫn chưa chủ động được việc chế tạo thiết bị cho phát triển năng lượng tái tạo, phải nhập khẩu các thiết bị cốt lõi, nên giá thành bán điện từ nguồn năng lượng tái tạo cao. Do đó, giá bán điện vẫn ở mức chưa đủ khuyến khích, chưa tạo ra mức lợi nhuận đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư.

Giảm bảo lãnh chính phủ để không tăng nợ công

Các khoản vay của JBIC tại Việt Nam đang được thực hiện giải ngân ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Với cơ chế này, các nhà đầu tư, người vay cuối cùng, khó có thể tiếp cận được những khoản tín dụng lãi suất tốt

Theo Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ đã khuyến khích huy động mọi nguồn lực từ xã hội cho phát triển năng lượng tái tạo để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, tin cậy với giá cả hợp lý cho mọi người dân… Để hiện thực hóa chiến lược này, Việt Nam đã có chính sách thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Tại Hội nghị, đại diện JBIC cho biết, ngân hàng này hiện có 3 công cụ tài chính nhằm hỗ trợ cho các dự án PPP (bao gồm cả dự án BOT) trong lĩnh vực năng lượng tái tạo là: khoản tài trợ đầu tư nước ngoài; khoản tài trợ xuất khẩu; khoản tài trợ không ràng buộc (GREEN). Trong đó, khoản GREEN chủ yếu dành cho các nước đang phát triển để thực hiện dự án hoặc nhập khẩu máy móc, hoặc cho các quốc gia nâng mức cân bằng cán cân thương mại, ổn định tiền tệ.

Liên quan tới các khoản vay cho các dự án năng lượng tái tạo đầu tư theo hình thức PPP, ông Trần Văn Ngọc cho rằng, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề nợ công. Do đó, JBIC có thể xem xét việc đa dạng hóa nguồn vay, khoản vay, trong đó giảm nhẹ phần bảo lãnh của Chính phủ để tránh gia tăng nợ công, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam.

Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Ngân hàng Nhà nước thông tin, hiện các khoản vay của JBIC tại Việt Nam đang được thực hiện giải ngân ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Với cơ chế này, các nhà đầu tư, người vay cuối cùng, khó có thể tiếp cận được những khoản tín dụng lãi suất tốt. Đại diện Ngân hàng Nhà nước đề xuất, JBIC nên có những cơ chế để hạn chế tối đa trung gian chuyển vốn, để giảm chi phí phát sinh, giúp người vay cuối cùng được hưởng mức lãi suất tốt nhất.

Trước những đề xuất từ phía Việt Nam, ông Kazunori Ogawa, Vụ trưởng Vụ Tài chính Điện và Năng lượng mới II thuộc JBIC cho biết, với những dự án điện truyền thống có quy mô hầu hết là các dự án lớn nên phần bảo lãnh chính phủ đòi hỏi cao. Còn đối với các dự án năng lượng tái tạo có quy mô nhỏ hơn thì các nhà đầu tư có thể làm việc trực tiếp với JBIC trong từng dự án cụ thể để đánh giá và trao đổi cụ thể về phần bảo lãnh chính phủ.

Hải Bình

Đấu Thầu



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh

Sau khi các hãng hàng không tăng chuyến, giá vé chặng bay vàng Hà Nội - TPHCM bắt đầu hạ nhiệt, giảm một nửa so với đợt sau Tết Âm lịch.

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98