Nghịch lý đường nhiều - giá cao

30/08/2016 08:47
30-08-2016 08:47:53+07:00

Nghịch lý đường nhiều - giá cao

Gần đây, nhiều tờ báo đăng tải những bài viết phản ánh một nghịch lý: Đường tồn kho cao, nhập lậu nhiều, nhưng giá vẫn cao ngất ngưởng. Nghịch lý đó, nếu có thật, do đâu?

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, nguồn cung đường trong nước hiện nay không thiếu. Lượng đường tồn kho của các doanh nghiệp vẫn ở mức cao, tới trên 410.000 tấn. Nếu cộng với lượng đường của Hoàng Anh Gia Lai chuyển về Việt Nam hơn 30.000 tấn, 85.000 tấn nhập khẩu theo cam kết với WTO và 100.000 tấn được Chính phủ đồng ý chủ trương nhập bổ sung sắp về Việt Nam, dự báo thị trường có thể dư thừa hơn 200.000 tấn đường.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, lượng đường nhập lậu năm nay có giảm nhưng vẫn còn khá cao, khoảng 200.000 tấn, bổ sung cho thị trường một lượng đường bất hợp pháp không nhỏ.

Nhìn dưới góc độ thị trường - giá cả, giữa tháng 8, giá bán buôn đường kính trắng loại 1 (đã có thuế GTGT) tại nhà máy ở mức 16.300 đồng/kg.

Tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội, giá đường chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Giá đường kính trắng bán lẻ 19.000 - 21.000 đồng/kg. Tại các chợ truyền thống, giá đường rẻ hơn siêu thị chút ít. Nguồn cung không thiếu, song giá đường vẫn được giữ ở mức cao, vì sao vậy?

Theo lý giải của nhiều nhà máy đường, đầu niên vụ 2015- 2016, để khuyến khích nông dân trồng mía, nhiều nhà máy đường đã tăng giá mua mía nên đến nay buộc phải tăng giá đường bán ra để bù chi phí sản xuất. Cách giải thích đó nghe có vẻ chưa “thuận tai”, nhất là trong bối cảnh giá đường Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực, chẳng hạn, giá đường của Thái Lan chỉ khoảng 60 UScent/kg (trên dưới 12.000kg)… Câu chuyện mía năng suất thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu, giá đường cao nhất trong khu vực, chỉ mong chờ sự bảo hộ… của ngành mía đường Việt Nam không còn lạ lẫm, đến nay vẫn chưa có bất cứ sự “chuyển mình” nào. Việc tăng giá đường khác nào các nhà máy đường tiếp tục tự hại chính mình?

Có một nguyên do khác mà các nhà máy đường đưa vào “vùng tối” nhưng các doanh nghiệp thương mại biết rất rõ: Hiện còn tồn tại quá nhiều khâu trung gian phân phối đường, nhiều doanh nghiệp, thương nhân, đại lý gom hàng, đầu cơ, trục lợi, nhiều khi đẩy giá đường lên cơn sốt ảo.

Muốn kéo giá đường xuống, cân đối cung cầu, trước tiên phải “dọn dẹp” thị trường, tổ chức lại khâu phân phối, cắt bớt trung gian, loại bỏ đầu cơ, tất nhiên, nhiều lợi ích không chính đáng cũng bị cắt bỏ. Nếu không, đường nhập theo hạn ngạch về nhiều cũng khó cải thiện được giá đường./.

báo công thương 



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vì sao giá cà phê tăng mạnh chưa từng thấy?

Giá cà phê robusta trên thị trường quốc tế vừa chạm mức đỉnh mới trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt gây khó khăn cho việc gieo trồng cà phê, trong khi nhu cầu...

Giá cà phê Robusta chạm mức cao nhất trong 45 năm

Việt Nam, nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất, tiếp tục đối mặt với khó khăn vụ thu hoạch kém trong cả vụ trước và vụ hiện tại là một trong những nguyên nhân...

Doanh nghiệp cần làm gì trước những rào cản kỹ thuật đối với nông sản?

Thời gian qua, các hiệp định thương mại tự do được ký kết đã tạo nhiều cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, đây cũng là lúc nhiều...

Việt Nam có kho ‘vàng đen’ lớn nhất thế giới nhưng giá xếp chót bảng

Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu “vàng đen” trong hơn 20 năm qua. Thế nhưng, giá mặt hàng này của nước ta lại xếp chót bảng so với các nước xuất...

4 tháng đầu năm 2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 72%

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, nhập khẩu đạt 14,32 tỷ USD, như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng...

Sầu riêng rớt giá, nhà vườn lên mạng tìm người mua

Dù giá sầu riêng tại ĐBSCL đang trong đà giảm mạnh so với đầu tháng 3, song nông dân vẫn đạt được mức lợi nhuận khá cao.

Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 22-28/4, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức độ biến động lớn. Mặc...

Ngành rau quả kỳ vọng lập kỷ lục xuất khẩu mới 

Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 4, xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước...

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến đến năm 2030 diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và...

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98