Trung Quốc lên kế hoạch cải cách trong lĩnh vực tài chính

28/08/2016 17:06
28-08-2016 17:06:00+07:00

Trung Quốc lên kế hoạch cải cách trong lĩnh vực tài chính

Trung Quốc hiện đang gặp phải một vấn đề quản lý khá nhức nhối, đó là sự “chồng lấn” giữa trách nhiệm về tài chính của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.

Ảnh chỉ có tính minh hoạ. (Nguồn: Reuters)

Trước thực trạng trên, Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết trong năm nay sẽ tiến hành các cải cách cần thiết trong lĩnh vực quốc phòng và dịch vụ công, tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường.

Theo kế hoạch này, chính quyền trung ương cần tăng chi tiêu công còn các địa phương sẽ được giao trách nhiệm quản lý thêm một số lĩnh vực dịch vụ công nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của địa phương.

Trung Quốc cũng sẽ phân định rõ ràng trách nhiệm chi tiêu giữa các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương, bên cạnh đó cũng sẽ cắt giảm các công việc hiện đang chồng chéo giữa các đơn vị này.

Từ trước tới nay, Trung Quốc luôn tìm cách tập trung "quyền lực" tài chính nhằm thực hiện hiệu quả nhất hoạt động thu-chi ngân sách, nhất là khi chính quyền địa phương tại nước này đang phải đối mặt với gánh nợ ngày một nặng thêm, trong khi nguồn thu từ thuế giảm.

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay sẽ chậm lại ở mức 6,6% do nhu cầu bên ngoài kém và hoạt động đầu tư tư nhân giảm xuống. Trong trung hạn, mức này được dự báo sẽ tiếp tục giảm xuống 6,2% vào năm 2017 và ở mức 6% trong các năm 2018 và 2019, trước khi trượt xuống 5% năm 2020.

Triển vọng trong trung hạn đã bị “phủ mờ” bởi tình trạng phân bổ sai nguồn lực, nợ doanh nghiệp ngày một tăng và ở mức cao, công suất dư thừa và lĩnh vực tài chính trì trệ./.

vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các ông lớn Phố Wall chạy đua trên thị trường trái phiếu

Sau khi chinh phục thị trường cổ phiếu, các công ty giao dịch công nghệ cao cuối cùng cũng giành được chỗ đứng trong phân khúc trái phiếu.

Nhật Bản: Đồng yen có thể suy yếu xuống mức kỷ lục của 38 năm trước

Đồng yen của Nhật Bản là “nạn nhân” rõ ràng nhất của sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản với Mỹ, và thậm chí cả hoạt động đầu cơ.

Các đồng tiền châu Á sắp có tuần tăng giá mạnh nhất trong 2 tháng

Các đồng tiền châu Á sắp ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước đẩy mạnh can thiệp để hỗ trợ tỷ giá.

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98