Điều gì đang khiến Fed và Chủ tịch Janet Yellen “đau đầu”?

22/09/2016 15:28
22-09-2016 15:28:04+07:00

Điều gì đang khiến Fed và Chủ tịch Janet Yellen “đau đầu”?

Obamacare là một trong những nguyên nhân gây... lạm phát

Theo Business Insider, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang gặp phải một vấn đề “đau đầu” về lạm phát, một phần là do chương trình bảo hiểm sức khỏe bắt buộc của Chính phủ dành cho những gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, hay còn gọi là Obamacare.

Fed có 2 nhiệm vụ chính là duy trì tình trạng việc làm đầy đủ cũng như mức lạm phát ổn định và bền vững. Hiện tại mục tiêu lạm phát của họ là 2%.

Để đo được sự tiến triển của nhiệm vụ thứ hai, Fed dùng chỉ số giá cả PCE lõi, và suốt thời gian qua, chỉ số này vẫn đang thấp hơn mục tiêu 2% của Fed.

Dù thước đo này được xem là có thể cho thấy một bức tranh rõ ràng về đà tăng của giá cả tại Mỹ, nhưng lại đang đối mặt với vấn đề chăm sóc sức khỏe do chương trình Obamacare mang lại.

PCE lõi và một thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi khác là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dùng 2 phương pháp khác nhau để theo dõi các chi phí chăm sóc sức khỏe. CPI chỉ theo dõi những gì mà người Mỹ đang chi tiêu cho việc chăm sóc sức khỏe trực tiếp bằng tiền túi, trong khi PCE lại tính luôn chi phí bảo hiểm do Chính phủ chi trả thông qua chương trình Medicaid hay Medicare, và các chi phí mà các công ty bảo hiểm tư nhân chi trả.

Sự khác nhau này là một lý do quan trọng cho thấy vì sao PCE lõi và CPI lõi (cả hai cách tính này đều không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm) lại khác nhau “một trời một vực”. Hiện CPI lõi tăng 2.3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi PCE lõi chỉ khoảng 1.6%.

Capital Economics

Theo Paul Ashworth, chuyên gia kinh tế trưởng tại Capital Economics, điều này khiến cho Fed “đau đầu”, vì nếu dùng phương pháp theo dõi lạm phát của CPI thì PCE lõi sẽ ở mức 2.3%, cao hơn mục tiêu mà Fed đặt ra.

Rắc rối lớn hơn là mỗi cách tính, CPI và PCE, đều đang có những mục đích khác nhau vì những tác động của chính sách lên chương trình chăm sóc sức khỏe và định giá thuốc của Chính phủ.

Nói cách khác, CPI có thể quá cao vì đà tăng trước đây của chi phí bảo hiểm theo chương trình Obamacare và giá thuốc, nhưng PCE có thể quá thấp vì những điều chỉnh chi phí có liên quan tới Medicare và Medicaid.

Như 2 chuyên gia kinh tế Zach Pandl và Daan Struyven của Goldman Sachs viết trong thư gửi khách hàng, chênh lệch giữa các số đo dịch vụ chăm sóc sức khỏe của CPI và PCE là lớn “đến mức khó tin”, nếu không thì bức tranh lạm phát đã rất khác.

Goldman Sachs

Nhưng sự thật là người Mỹ đang chi trả bằng tiền túi nhiều hơn cho việc chăm sóc y tế so với trước đây, một phần là vì nhiều người chọn cách có thể khấu trừ cao hơn và giá thuốc, gồm cả insulin và EpiPens, đang tăng vọt. Ngoài ra, phần trăm thu nhập của người Mỹ dành cho việc chăm sóc sức khỏe cũng đang tăng.

Mặt khác, theo quỹ Kaiser Family Foundation, tổng chi tiêu cho việc chăm sóc sức khỏe ở Mỹ đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong nhiều thập kỷ. Ngoài ra, sự thay đổi sang các kế hoạch có thể khấu trừ cao đã làm cho chi phí bảo hiểm rẻ hơn cho giới chủ, trong khi những thay đổi gần đây trong việc hoàn tiền cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã làm tăng chi phí cho những công ty bảo hiểm tư nhân.

Đối với Ashworth, điều này có nghĩa là Fed cuối cùng sẽ phải nhận ra các chi phí ngày căng gia tăng của việc chăm sóc sức khỏe. “Lạm phát bên dưới đang tăng và Fed cuối cùng sẽ phải phản ứng”, ông nói.

Các chuyên gia kinh tế của Goldman lưu ý rằng một số yếu tố không mang tính chính sách đang khiến cho lạm phát PCE lõi ở mức thấp.

Nhưng cho dù dùng cách nào đi nữa thì chênh lệch giữa hai cách tính trên cũng đang khiến cho Fed và Chủ tịch Janet Yellen “đau đầu”./.



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhật Bản: Đồng yen có thể suy yếu xuống mức kỷ lục của 38 năm trước

Đồng yen của Nhật Bản là “nạn nhân” rõ ràng nhất của sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản với Mỹ, và thậm chí cả hoạt động đầu cơ.

Các đồng tiền châu Á sắp có tuần tăng giá mạnh nhất trong 2 tháng

Các đồng tiền châu Á sắp ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước đẩy mạnh can thiệp để hỗ trợ tỷ giá.

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98