Fed còn chờ gì mà chưa nâng lãi suất?

07/09/2016 20:00
07-09-2016 20:00:00+07:00

Fed còn chờ gì mà chưa nâng lãi suất?

Một điều khá bất ngờ là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hầu như chắc chắn sẽ không tăng lãi suất trong tháng 9 này, CNNMoney đưa tin.

Ngay cả Chủ tịch Fed Janet Yellen, nữ hoàng của sự cẩn trọng, chỉ dám thừa nhận rằng khả năng nâng lãi suất “đã tăng cao trong vài tháng gần đây”.

Yếu tố nào đã nói lên điều đó? Đó chính là bản báo cáo việc làm tháng 8 của Mỹ. Báo cáo cho thấy nền kinh tế nước này chỉ tạo được 151,000 việc làm, thấp hơn mức dự kiến trên 200,000 việc làm mới trong bối cảnh tuyển dụng đang trên đà tăng mạnh trong các năm gần đây.

Thế nhưng hãy nhìn vào bức tranh tổng thể: kinh tế Mỹ đã phục hồi, tuy là chưa hoàn hảo nhưng ở góc độ vĩ mô, tỷ lệ thất nghiệp trong gần một năm qua luôn duy trì ở mức 5% trở xuống. Người tiêu dùng vui vẻ và chi tiêu tăng mạnh, nền kinh tế cũng được dự báo tăng trưởng 2% trong năm nay. Mặc dù chưa thực sự ngoạn mục nhưng đã ổn định.

Dù vậy, ngân hàng trung ương (NHTW) Mỹ lại đang giữ lãi suất ở các mức quá thấp, họ bào chữa bằng: “Do khủng hoảng!”

“Không đủ căn cứ để khẳng định rằng nền kinh tế này đang hoạt động kém hiệu quả,” nhận định của Chris Rupkey, kinh tế trưởng tại MUFG Union Bank.

Janet Yellen có vẻ e ngại

Ngay cả với Chủ tịch Fed Janet Yellen, nữ hoàng của sự cẩn trọng, chỉ dám thừa nhận trong một bài phát biểu vào tuần trước rằng khả năng nâng lãi suất “đã tăng cao trong vài tháng gần đây”.

Tuy nhiên, hành động của các quan chức Fed dường như không nhất quán với các phát biểu của họ. Fed đã cắt giảm lãi suất về gần 0% trong suốt thời kì khủng hoảng. Đó là lý do tại sao thực tế bạn hầu như không nhận được tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Kể từ đó, Fed chỉ nâng lãi suất đúng một lần vào tháng 12 năm ngoái lên khoảng 0.25% đến 0.5%.

Yellen gọi đó là một lộ trình nâng lãi suất “dần dần”. Thế nhưng một năm chỉ có một đợt tăng lãi suất cho thấy ấn tượng về Fed là “nhút nhát”. Tệ hơn nữa, những lo lắng của Fed còn gây xáo trộn cho thị trường chứng khoán. Phố Wall bây giờ chỉ chiết khấu một đợt tăng lãi suất duy nhất vào tháng 12 tới, nếu có.

“Việc bà Yellen không thể nâng lãi suất dù chỉ 0.25% một năm mà không có sự suy xét là hoàn toàn vô lí,” Rupkey nhận định. Ông lưu ý rằng cựu Chủ tịch Fed Alan Greenspan đã không mấy khó khăn khi nâng lãi suất thêm 2%/năm khi nền kinh tế có thể chịu đựng được điều này.

Fed hết đường bào chữa cho việc giữ nguyên lãi suất

Các lý do ủng hộ cho việc giữ nguyên lãi suất ngày càng thưa dần. Một năm về trước, đó là những bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc. Sau đó vào đầu năm 2016, thị trường chứng khoán tiếp tục chao đảo và gần đây nhất là sự kiện Brexit. 

Nhưng đoán xem điều gì đã xảy ra? Kinh tế Mỹ tiếp tục vượt qua tất cả những trở ngại đó. Không một sự kiện nào trong số này có thể khiến nền kinh tế đi chệch hướng.

Sẽ không bao giờ có một thời điểm hoàn hảo để nâng lãi suất. Sẽ có những lúc một vài dữ liệu không ủng hộ lãi suất đi lên. Nhưng vấn đề là không có bất cứ điều gì lý tưởng, cho dù nền kinh tế có đủ vững chắc cho một đợt tăng lãi suất nhẹ.

Đáng chú ý là hầu như tất cả những vấn đề mà Fed đối mặt trong quá khứ đã lắng dịu. Brexit không còn đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế Trung Quốc đã ổn định (ít nhất là tại thời điểm này). Giá dầu đang nằm trong tầm kiểm soát. Thị trường chứng khoán Mỹ cũng đã quay lại các mức cao kỉ lục và tuyển dụng vẫn khá tốt.

Có phải Fed đang tạo thêm rắc rối?

NHTW Mỹ theo đuổi 2 mục tiêu: đưa nền kinh tế đến trạng thái toàn dụng lao động và giữ giá cả (lạm phát) ổn định.

Phần đông các chuyên gia thừa nhận nền kinh tế sắp đạt được trạng thái toàn dụng lao động. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều vấn đề trong thị trường lao động.

Yếu tố duy nhất cản chân Fed chính là lạm phát. Mặc dù đề ra mức lạm phát mục tiêu 2%/năm nhưng hiện Fed vẫn chưa đạt được điều đó. Tương tự, tiền lương chỉ tăng 2.4%/năm, thấp hơn nhiều so với mức mong muốn của Fed là từ 3.5% trở lên.

Điều đó quả là đáng thất vọng, nhưng có vài lý do để tin rằng lạm phát sẽ không lên cao vì thương mại và công nghệ sẽ khiến chi phí của các loại hàng hóa và lao động đi xuống. Morgan Stanley cũng lưu ý rằng xu hướng lạm phát thấp này tương tự với những gì đã xảy ra sau cuộc Đại khủng hoảng.

Mối quan tâm lớn hơn của Fed là liệu lãi suất thấp có thực sự đang kìm hãm nền kinh tế.

“Hình như, các quan chức Fed không nhận ra rằng các chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của Fed có thể đã ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng trì trệ kinh tế và giảm phát trên toàn cầu,” Yardeni nhận định.

Nếu Fed không “hãm phanh” sớm, cơ quan này có nguy cơ đánh mất đi sự tín nhiệm cũng như có thể tạo ra nhiều rắc rối hơn nữa./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98