Cắt giảm ngân sách TP.HCM 5%: Chuyên gia kinh tế nói gì?

25/10/2016 08:48
25-10-2016 08:48:11+07:00

Cắt giảm ngân sách TP.HCM 5%: Chuyên gia kinh tế nói gì?

Theo các chuyên gia kinh tế, việc cắt giảm 5% tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại giai đoạn 2017-2020 sẽ khiến TP.HCM tụt hậu xa so với các đô thị cạnh tranh, trong khi kết cấu hạ tầng lại đang yếu kém và quá tải, báo tuổi trẻ đưa tin.

* ​“Có cơ quan trung ương không muốn TP.HCM tuột khỏi tầm tay”

* TP.HCM lo bị cắt 80.000 tỉ đồng


Đường Lương Định Của (Q.2) sáng 27-9 cũng còn ngập khiến người dân qua lại rất khó khăn - Ảnh: Lê Phan

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, tại buổi Quốc hội thảo luận về ngân sách mới đây, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM - cho rằng ngân sách bị cắt giảm đột ngột, TP.HCM trở tay không kịp khi tỷ lệ ngân sách TP.HCM được giữ lại giảm từ 23% xuống 18% giai đoạn 2017 - 2020. Ngân sách giảm thì chỉ còn cách cắt giảm việc chi đầu tư phát triển, đầu tư hạ tầng.

Tuy nhiên, theo bà Tâm, điều này để lại hệ lụy rất lớn, tác động nhiều chiều đến xã hội vì hạ tầng của TP.HCM hiện đang quá bức bối, TP cũng không thể giảm chi thường xuyên vì thực tế TP đã giảm chi thường xuyên tối đa.

5% là quá cao

Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, TP.HCM không thể nào chịu nổi khi tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại giảm đột ngột, thay vào đó chỉ nên giảm 2%.

Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho rằng việc cắt giảm từ 23% xuống còn 18% là sự sụt giảm rất mạnh và tỷ lệ thu ngân sách nhà nước được giữ lại của TP.HCM quá thấp.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng - Trưởng bộ môn Tài chính công (khoa Tài chính công, ĐH Kinh tế TP.HCM) - cũng đánh giá mức cắt giảm 5% là quá cao.

Tuy mức ngân sách để lại cho TP.HCM qua các thời kỳ đều giảm (3% hoặc 4% mỗi thời kỳ) nhưng mức giảm lần này là cao hơn hẳn và mang tính đột ngột. Vì vậy, sẽ ảnh hưởng đến cân đối ngân sách của TP năng động hàng đầu cả nước.

“Nếu ví TP.HCM như “người con có thu nhập cao nhất trong nhà” và có trách nhiệm lo lắng cho các địa phương khác thì việc thu nhiều, nộp lại nhiều cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc cắt giảm lần này quá lớn khi nhu cầu chi của TP.HCM đang rất lớn”, ông Thắng nhận định.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng cho rằng ở thời điểm hiện tại, TP.HCM có quá nhiều việc phải làm và sức hút của đô thị này gần như là lớn nhất nước. Do đó, việc cắt giảm ngân sách chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Với một đô thị có sức hút lớn và tiềm năng phát triển như TP.HCM thì nên có những chính sách hợp lý để TP.HCM tự túc phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo đảm đời sống người dân.

Nếu giảm, hạ tầng càng thêm quá tải

Kẹt xe kéo dài từ đường Cộng Hòa đến đường Hoàng Văn Thụ - Ảnh: Duyên Phan

Theo TS Huỳnh Thế Du - giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Đại học Fulbright, việc cắt giảm 5% tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại rất đáng lo ngại vì thời gian qua, với mức giữ lại hiện tại, TP.HCM còn chưa thể đầu tư cho cơ sở hạ tầng hoàn thiện, nay giảm hơn thì rất khó cho TP.

Ông Du chỉ ra số liệu: TP.HCM có diện tích 2.095 km2 nhỏ hơn diện tích Hà Nội (3.325 km2). Năm 2015, dân số của TP.HCM và của Hà Nội lần lượt là 8,22 và 7,38 triệu người; tỉ lệ thu và chi ngân sách của TP.HCM và Hà Nội là 481/282 nghìn tỷ đồng và 163/205 nghìn tỷ đồng.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng phân tích, nếu so sánh với các đô thị phát triển khác trong nước như Hà Nội hay Đà Nẵng, mức thu của các địa phương này không cao bằng TP.HCM nhưng tỉ lệ được giữ lại lại cao hơn. Trong khi xét về cơ sở hạ tầng chung thì TP.HCM hiện tại không thể sánh bằng các đô thị ấy.

“So với số thu và hạ tầng của TP.HCM thì mức giữ lại này chưa tương xứng. Mỗi năm có khoảng một trăm ngàn lượt người đến TP.HCM làm việc, sinh sống. Lượng người tăng lên thì áp lực đối với các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng, đường, trường, bệnh viện, vấn đề vệ sinh môi trường… cũng từ đó tăng lên, trong khi ngân sách thì teo tóp lại. Vậy lấy đâu tiền để giải quyết những vấn đề này?”, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng đặt câu hỏi.

Tụt xa các đô thị bạn

TPHCM luôn là đầu tàu, đi trước và đột phá của cả nước . Ảnh Hữu Khoa

TS Huỳnh Thế Du cho biết: “Chúng ta cứ hay nói vì sao các đô thị ở VN không có khả năng cạnh tranh và có sự bức phá như các đô thị ở nước khác như Singapore, Thượng Hải, Bắc Kinh,...? Tuy nhiên, tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại của TP.HCM hiện nay (tức là 23%) chỉ bằng 7% so với GRDP của TP (Tổng sản phẩm trên địa bàn TP). Bây giờ cắt giảm xuống còn 18% thì con số này chỉ lại càng nhỏ, tương đương giảm 5%”.

Theo ông Du, trong các đô thị tạm gọi là đối thủ cạnh tranh của TP.HCM thì tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại so với GRDP của Singapore cũng đã là 14% hay Thượng Hải, Bắc Kinh là khoảng 21%. Do đó, giảm 5% từ 235 xuống còn 18% thì nguy cơ TP.HCM sẽ tụt hậu rất xa...

http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/tieu-diem/20161025/cat-giam-ngan-sach-tphcm-5-chuyen-gia-kinh-te-noi-gi/1194115.html





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Tài chính lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% và gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân.

VCCI: Doanh nghiệp ra nước ngoài mở công ty vì bị áp thuế VAT 10%

VCCI phản ánh không ít doanh nghiệp Việt lập thêm công ty ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm giảm nghĩa vụ thuế.

Ngành thuế yêu cầu đánh giá hiệu quả thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Tổng cục Thuế cho biết đã có công văn đề nghị các Cục Thuế có các kế hoạch cụ thể tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử...

Vụ án Thuduc House: Cựu Phó cục trưởng cục Thuế TP.HCM được giảm 1 năm tù

Liên quan đến vụ án Thuduc House, phiên phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh (cựu Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM) được giảm từ 4 năm xuống còn 3 năm tù giam.

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng...

Tiếp thị liên kết chịu thuế thu nhập hàng tỉ đồng: Tồn thuế hay bị truy thu oan?

Nhiều cá nhân làm tiếp thị liên kết (affiliate) cho các sàn thương mại điện tử và một số mạng lưới gần đây kiểm tra thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trên ứng dụng eTax...

4 tháng đầu năm, ngân sách Nhà nước bội thu hơn 211 nghìn tỷ đồng

Số liệu từ Tổng Cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10.1% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4.4%. Như vậy...

Đề xuất giảm thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế GTGT, đồng thời đề xuất tiếp tục giảm thuế này trong 6 tháng cuối năm 2024.

Ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng của hơn 120 triệu tài khoản cá nhân

Cơ quan thuế nắm dữ liệu của hơn 121 triệu tài khoản cá nhân và 9 triệu tài khoản tổ chức tại 96 ngân hàng thương mại.

Thu thuế hoạt động thương mại điện tử đạt 180 ngàn tỷ trong hai năm qua

Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau: Năm 2022 doanh...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98