Chiến lược thời hội nhập Kỳ 1: chiến lược công ty là tăng trưởng, ổn định hay suy thoái?

06/11/2016 11:00
06-11-2016 11:00:00+07:00

Chiến lược thời hội nhập Kỳ 1: chiến lược công ty là tăng trưởng, ổn định hay suy thoái?

Hội nhập là một xu hướng mang tính bắt buộc dù ta có muốn hay không. Vậy doanh nghiệp phải chọn chiến lược gì trong thời hội nhập?

Việc phổ cập mạng Internet trên toàn thế giới cùng với sự ra đời của các mạng xã hội như Facebook và sự tác động mạnh của chúng vào đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội đã khiến cho thế giới đã phẳng lại càng thêm phẳng.

Những rào cản về địa lý, văn hóa, ngôn ngữ hầu như chỉ còn mang giá trị tương đối. Những mô hình kinh doanh đa diện (multiside business model) kiểu như Uber mọc lên như nấm, vươn vòi ra khắp hành tinh. Đã đến thời hội nhập cho tất cả mọi người. Không một ai có thể làm khách bàng quang đứng bên lề như thể chẳng có gì liên quan đến mình. Trên thực tế, Việt Nam đã chủ động vào cuộc chơi này bằng nhiều ký kết thỏa thuận hợp tác thương mại đa phương và song phương với nhiều quốc gia khác trên thế giới, dù rất ít doanh nghiệp nắm được thông tin này một cách đầy đủ. Có thể nói hội nhập là một xu hướng mang tính bắt buộc cho dù ta có muốn hay không. Bạn có thể chọn đứng ngoài, nhưng đó là một chọn lựa cho việc rời bỏ cuộc chơi không sớm thì muộn. Vậy, chúng ta phải làm gì trong thời hội nhập?

Trước khi đi sâu vào việc chúng ta nên chọn lựa chiến lược nào, có lẽ cũng nên nhìn lại một cách khái quát về hệ thống chiến lược trong một doanh nghiệp.

Hệ thống chiến lược công ty

Trong một doanh nghiệp, có ba cấp chiến lược. Chiến lược bao trùm lên tất cả là chiến lược công ty (corporate strategy). Bên dưới là những chiến lược kinh doanh của các ngành (nếu là công ty đa ngành), của các SBU (strategy business unit), của các dòng sản phẩm... Và cuối cùng là chiến lược của các cấp chức năng như chiến lược bán hàng và tiếp thị, chiến lược tài chính, chiến lược nhân sự...

Ở cấp độ chiến lược công ty, chúng ta thường chọn lựa một trong ba hướng: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái. Việc chọn lựa đi theo con đường nào, tăng trưởng, ổn định hay suy thoái đều phụ thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế, môi trường vĩ mô, vị thế và tiềm lực của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp chọn con đường tăng trưởng, doanh nghiệp có thể chọn chiến lược tăng trưởng tập trung với các chiến lược tăng trưởng ngang như:

- Chiến lược thâm nhập thị trường bằng cách gia tăng việc bán hàng trong thị trường hiện tại thông qua các nỗ lực tiếp thị.

- Chiến lược phát triển thị trường bằng cách đầu tư và phát triển việc kinh doanh sang một thị trường mới.

- Chiến lược phát triển sản phẩm bằng cách tạo ra nhiều dòng sản phẩm mới dựa trên uy tín của thương hiệu sẵn có.

Doanh nghiệp cũng có thể chọn hướng tăng trưởng dọc với các chiến lược hội nhập:

- Chiến lược hội nhập bằng cách thôn tính các đối thủ cạnh tranh nhằm gia tăng thị phần.

- Chiến lược hội nhập xuôi chiều bằng cách đầu tư vào kênh phân phối nhằm quản lý kênh tiêu thụ.

- Chiến lược hội nhập ngược chiều bằng cách đầu tư tạo nguồn cung ứng.

Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể chọn con đường tăng trưởng bằng các chiến lược đa dạng hóa đồng tâm hay đa dạng hóa kết khối.

Trong thời gian quá độ, nhằm chờ đợi môi trường vĩ mô thay đổi theo hướng thuận lợi hoặc chờ đợi động thái của các đối thủ lớn bên ngoài đang muốn xâm nhập vào ngành hay trong khi chờ triển khai những chiến lược mới, doanh nghiệp có thể chọn các chiến lược mang tính chất ổn định như: chiến lược tạm dừng và tiến hành cẩn trọng hay chiến lược không thay đổi, chiến lược lợi nhuận.

Ngược lại, trong trường hợp ngành kinh doanh đang trong giai đoạn suy thoái hay doanh nghiệp không còn mặn mà với việc kinh doanh thì có thể chọn một số chiến lược như:

- Chiến lược tái cấu trúc

- Chiến lược chia tách

- Chiến lược bán một phần (spin off)

- Chiến lược thanh lý

Trên đây là những định hướng chiến lược cho cấp công ty, còn chiến lược kinh doanh thì sao?

Chiến lược kinh doanh

Hầu hết doanh nghiệp đều tham gia vào ít nhất một ngành kinh doanh, và ngay trong ngành đó (ví dụ như ngành kinh doanh nước giải khát) doanh nghiệp cũng có những nhãn hàng, sản phẩm hay nhóm sản phẩm khác nhau. Khi các nhãn hàng, sản phẩm này có môi trường kinh doanh khác nhau về khách hàng, có sự đóng góp vào doanh thu, lợi nhuận khác nhau, nên sẽ cần có sự đầu tư khác nhau. Chính vì vậy nó thường được các nhà chiến lược gọi là Đơn vị kinh doanh chiến lược SBU. Đối với các SBU, doanh nghiệp chỉ có hai lựa chọn về chiến lược kinh doanh: cạnh tranh hay hợp tác.

Đọc tiếp tại đây.



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đơn hàng xuất khẩu gia tăng giúp cho sản xuất của nhiều doanh nghiệp hồi phục tích cực

Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong 4 tháng đầu năm đã có nhiều khởi sắc và đạt...

Bộ Công thương dự báo giá tiêu dùng có thể tăng sau ngày 1-7

Theo Bộ Công thương, trong tháng 4 giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm tương đối ổn định và giá một số nguyên vật liệu tăng, giảm đan xen do ảnh hưởng của giá thế...

Đang điều tra Công ty Cây xanh Công Minh: Trúng thầu 'vô địch' 172/209 gói thầu

Công ty TNHH Cây xanh Công Minh đã tham gia 228 gói thầu tại khắp các tỉnh thành với tỷ lệ trúng thầu cao. Loại trừ các gói thầu chưa có kết quả, bị hủy, tỉ lệ...

Dự án đường dây 500kV mạch 3 đang gặp khó về thiết bị vật tư

Liên quan đến công tác thiết bị vật tư nhập khẩu cho dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), Bộ Công Thương đã có công...

Thiếu máy bay nghiêm trọng: Chỉ còn 170 chiếc, giá thuê quá 'chát'

Lượng tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam hiện đạt tổng cộng 199 chiếc, giảm 32 tàu bay so với năm ngoái. Tuy nhiên, số máy bay đang khai thác thực tế chỉ ở...

Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng vọt?

Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, mức tăng...

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?

Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái

PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí (Đại học Bách Khoa) cho biết về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc...

Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh

Phạm Thị Thanh Huệ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua việc huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa.

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98