Đại án 9.000 tỉ đồng: Phạm Công Danh 'né' câu hỏi của tòa

30/12/2016 09:59
30-12-2016 09:59:51+07:00

Đại án 9.000 tỉ đồng: Phạm Công Danh 'né' câu hỏi của tòa

Bị cáo buộc đã gây thất thoát cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) hơn 9.000 tỉ đồng nhưng đứng trước tòa phúc thẩm, nguyên chủ tịch HĐQT Phạm Công Danh nhiều lần viện lý do: “sức khỏe yếu nên không nhớ”…

Nguyên chủ tịch HĐQT VNCB Phạm Công Danh ở tòa phúc thẩm - Ảnh: T.L

Chiều 29-12, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục thẩm vấn các bị cáo về hành vi ủy thác đầu tư mua trái phiếu để rút của VNCB 903 tỉ đồng.

Bản án sơ thẩm thể hiện do cần tiền sử dụng nên Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB) phải tìm cách rút tiền từ ngân hàng này về Tập đoàn Thiên Thanh (do Danh sáng lập).

Thực hiện chỉ đạo trên, VNCB đã ký hợp đồng ủy thác với nội dung: VNCB ủy thác cho Công ty Quỹ Lộc Việt 2.000 tỉ đồng để thay mặt ngân hàng mua bán các loại trái phiếu.

Trong hợp đồng chỉ định Quỹ Lộc Việt đầu tư mua trái phiếu của 3 công ty: Công ty An Lộc, Công ty Thạch Hà và Công ty Minh Quang. Sau đó, 3 công ty này đều ký hợp đồng mua bán trái phiếu với Tập đoàn Thiên Thanh do Phạm Công Danh làm tổng giám đốc.

Mục đích của việc ủy thác là để VNCB thông qua Quỹ Lộc Việt đầu tư vào trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh thì số tiền ủy thác đó mới quay lại VNCB để ông Danh sử dụng.

Khai trước tòa, bị cáo Phan Thành Mai thừa nhận thời điểm tháng 2-2012, VNCB bị Ngân hàng Nhà nước giám sát đặc biệt.

Nếu dịch chuyển số tiền từ 5 tỉ đồng thì phải có ý kiến của tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước. Việc ủy thác đầu tư 903 tỉ đồng không có ý kiến của tổ giám sát là vi phạm các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trong khi đó, Phạm Công Danh biện minh thời điểm năm 2012, các ngân hàng rất khó khăn trong huy động vốn nên bị cáo đã phải bán hơn 10 căn nhà để cứu ngân hàng. Việc ủy thác đầu tư cũng nhằm mục đích lấy tiền để chi cho các hoạt động nhằm đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng.

Tòa đặt câu hỏi: “Đề án tái cơ cấu VNCB có cho phép ủy thác mua trái phiếu không?”. Bị cáo Danh không trả lời câu hỏi này mà cho biết: “Tôi đã bán mười mấy căn nhà lấy tiền để chi chăm sóc khách hàng, nếu không làm vậy thì không thể đảm bảo thanh khoản. Tôi làm vậy là vì ngân hàng chứ không vì mục đích cá nhân”…

Toàn bộ số tiền 903 tỉ đồng VNCB ủy thác đầu tư, Quỹ Lộc Việt chỉ giữ lại 3 tỉ đồng, 900 tỉ đồng còn lại được chuyển về tài khoản của Tập đoàn Thiên Thanh để Phạm Công Danh sử dụng. Trả lời về số tiền này, có lúc bị cáo Danh khai: “Giờ không nhớ tiêu vào việc gì”.

Trong ngày 29-12, khi được tòa hỏi về các hành vi phạm tội và số tiền ngàn tỉ đã chi tiêu, có hàng chục lần Phạm Công Danh viện lý do: “Vì sức khỏe yếu nên không thể trả lời đầy đủ”, “Vì thời gian xảy ra đã lâu nên không nhớ” …

Bị cáo Danh chỉ khai chung chung là số tiền mấy trăm tỉ rút từ VNCB đã được dùng để chi chăm sóc khách hàng.

Chiều 29-12, các luật sư cũng đặt nhiều câu hỏi về việc chuyển số tiền 851 tỉ đồng giữa Phạm Công Danh và bà Hứa Thị Phấn (người đã chuyển nhượng ngân hàng cho Danh).

Tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 9-2016, TAND TP.HCM đã khởi tố vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước và vi phạm các quy định về cho vay liên quan đến hành vi của bà Phấn và các đối tượng có liên quan.

Ngày 30-12, phiên tòa tiếp tục với phần thẩm vấn.

http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20161229/dai-an-9000-ti-dong-pham-cong-danh-ne-cau-hoi-cua-toa/1244392.html







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Bán ngoại tệ can thiệp – kế tiếp là gì?

Với lượng dự trữ ngoại hối hiện nay không phải là nhiều, chỉ xấp xỉ ba tháng nhập khẩu, khi trước đó – năm 2022 đã giảm hơn 22,7 tỉ đô la Mỹ cũng vì phải bán ra để...

Đà tăng giá USD chững lại

Tuần qua (22-26/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên...

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng...

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất...

Quý 1/2024 - Nam A Bank ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 30%

Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98