Venezuela: Khủng hoảng tiếp nối khủng hoảng

24/12/2016 08:45
24-12-2016 08:45:14+07:00

Venezuela: Khủng hoảng tiếp nối khủng hoảng

Người dân Venezuela từng phải đứng xếp hàng dài dằng dặc để mua những vật phẩm thiết yếu hàng ngày, nay lại tiếp tục rồng rắn đứng đợi trước các ngân hàng trên toàn quốc để... đổi tiền, theo một sắc lệnh mới vừa được chính phủ ban bố.

Vợ chồng Tebie Gonzalez, người Venezuela, đem cả xấp tiền 100 bolivar đổi lấy đồng peso Columbia để tránh lạm phát. Ảnh: AP

Chị Miriam Borthomier, chủ một cửa hiệu tạp hóa ở thủ đô Caracas, Venezuela nghĩ ra một sáng kiến giúp tiết kiệm thời gian tính tiền cho khách nhờ một “thuật toán” đơn giản. Chị phát hiện ra rằng, 100 đồng tiền Venezuela dù ở bất kỳ mệnh giá nào đều có trọng lượng 110 gam.

“Tôi đặt cọc tiền lên chiếc cân mà tôi sử dụng để cân pho mát rồi quy đổi trọng lượng để tính ra giá trị của cọc tiền”, Miriam nói với The Financial Times.

Tình trạng lạm phát phi mã đã khiến cho đồng bolívar của Venezuela mất giá nghiêm trọng. Đồng tiền lớn nhất có mệnh giá 100 bolívar chỉ tương đương với 2 xu Mỹ trên thị trường tự do. Số tiền này chỉ mua được một gói kẹo cao su. Còn để mua được một chiếc bánh McDonald’s (không kèm nước), khách hàng cần phải bỏ ra 50 tờ 100 bolívar. Vì vậy, mỗi khi đi mua hàng, người Venezuela thường phải mang theo từng bó tiền. “Nếu không tính theo cách đó thì thật kinh khủng, tôi sẽ mất cả ngày chỉ để đếm tiền”, chị Miriam nói.

Lạm phát phi mã, tiền thành giấy loại

Ngân hàng Thế giới dự báo mức lạm phát năm nay của Venezuela lên tới 475% nhưng một số chuyên gia cho rằng con số này có thể lên tới 2.000% trong bối cảnh đất nước Nam Mỹ đang thiếu hụt nghiêm trọng các loại thực phẩm cơ bản, hàng hóa và thuốc men. Venezuela nhập khẩu gần như tất cả những mặt hàng tiêu dùng.

Theo số liệu được ghi nhận trên thị trường, trong ba tháng gần đây đồng nội tệ bolívar đã mất giá tới 75% so với đô la Mỹ. BBC đưa tin, hồi tháng 10, cứ 1.500 bolívar đổi được 1 đô la Mỹ nhưng tới cuối tháng 11, tỷ giá là trên 4.000 bolívar.

Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Trung ương nước này đầu tuần trước cho biết sẽ bắt đầu lưu hành các đồng tiền mệnh giá cao hơn, trong đó có những loại 500, 1.000, 2.000, 5.000, 10.000 và 20.000 bolívar. Nhiều người dân hy vọng, tiền mệnh giá lớn sẽ giúp họ có thể nhét vào ví thay vì để trong ba lô như trước đây, dễ trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm.

Song, dưới góc độ chuyên môn, ông Carlos Miguel Álvarez, chuyên gia của Tổ chức Tư vấn Ecoanalítica trụ sở ở Caracas, cho rằng đây là cách làm “thiển cận”. “Đồng tiền mới có thể tạo thuận lợi hơn trong giao dịch, nhưng nó sẽ không thể là một giải pháp lâu dài, trừ khi chính phủ sửa chữa những biến dạng kinh tế do lạm phát”, ông nói với The Financial Times.

Các nhà kinh tế liệt kê những yếu tố mà họ cho là “biến dạng” gồm có chính sách kiểm soát tiền tệ và giá cả, quản lý yếu kém, in tiền liên tục, chi tiêu chính phủ tràn lan - bao gồm tăng lương 4 lần trong vòng một năm cho người lao động ở khu vực công.

Kế hoạch phát hành các loại tiền có mệnh giá lớn hơn của Ngân hàng Trung ương Venezuela cũng gặp nhiều trục trặc. Trước mắt, các máy rút tiền tự động (ATM) sẽ không thích ứng nổi bởi chúng chỉ có thể nhả ra số tiền tương đương vài đô la mỗi lần. “Tôi phải đi đến 5, 6, 7 máy ATM mới có thể rút đủ tiền để mua một cái gì đó”, Ayaric Ramos, một bà nội trợ ở Caracas, nói

Đổi tiền nhưng không có tiền

Giữa những khó khăn và bất ổn đó, hôm 11-12, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro bất ngờ tuyên bố sẽ rút đồng mệnh giá lớn nhất hiện nay - đồng 100 bolívar khỏi lưu thông. Người dân chỉ có 72 giờ đồng hồ để đổi đồng 100 bolívar sang tiền mệnh giá mới.

Ông Maduro cho biết, mục đích của quyết định trên là nhắm vào những tổ chức tội phạm đang tích trữ tiền của Venezuela ở nước ngoài, thực hiện “cuộc chiến tranh kinh tế” chống lại Chính phủ Venezuela. Chính phủ cũng tuyên bố đóng cửa biên giới với nước Colombia láng giềng để ngăn chặn việc chuyển tiền qua biên giới vào Venezuela.

BBC dẫn lời ông Maduro cho hay, các tổ chức tội phạm đang tích trữ khoảng hơn 300 tỉ bolívar, đa số là tờ tiền mệnh giá 100 bolívar. Ông cho biết, tại các thành phố thuộc Colombia có những nhà kho “chứa đầy tờ 100 bolívar”. Vì vậy, theo ông, việc đổi tiền sẽ khiến lượng tiền mặt của bọn tội phạm trở nên vô giá trị.

Chưa biết các tổ chức tội phạm sẽ bị thiệt hại như thế nào, nhưng người dân Venezuela phải chịu tình cảnh điêu đứng trước. Hàng triệu người đã xếp hàng nộp tiền vào ngân hàng để đổi tiền mới. Nhưng đồng tiền mệnh giá mới lại... chưa có.

“Đồng 100 bolívar chiếm đa số các loại tiền mà tôi có. Lạm phát rất cao khiến các đồng mệnh giá nhỏ 10, 20 bolíva chẳng có giá trị gì”, Gabriel, sinh viên từ Caracas nói với The Guardian. Nhưng nghịch lý là khi nộp tiền vào ngân hàng thì họ không đưa cho tiền mới vì... chưa có. “Vậy là trong tay chúng tôi không có tiền mặt. Sau đó, chúng tôi lại xếp hàng chờ ở ATM và máy vẫn nhả ra đồng 100 bolívar. Chúng tôi lại phải xếp hàng nộp tiền vào ngân hàng”.

Maria Eugenia Cepeda, 52 tuổi, cho hay, bà không có tiền mua thực phẩm nếu không nhận được tiền mới. Các máy ATM khắp thành phố chỉ nhả ra đồng 100 bolívar, nhưng nhiều cửa hàng, doanh nghiệp giờ từ chối nhận tiền này vì chính họ cũng phải đi đổi.

Loretta, một người dân Caracas, bức xúc nói với The Guardian: “Nếu chính phủ muốn đối phó với mafia, hãy dùng công an và tình báo, chứ sao lại gây hỗn hoạn nền kinh tế”.

Mùa Giáng sinh buồn

Vào thứ Sáu tuần trước, không khí hỗn loạn đã lan rộng khắp đất nước 31 triệu dân, vốn đang phải chịu khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Bức xúc đã biến thành biểu tình và cướp bóc. Tại thành phố phía Tây Guasdualito ba ngân hàng đã bị tấn công hoặc đốt cháy. Một người đàn ông bị chết trong vụ cướp ở Callao miền Đông Venezuela.

Trước những diễn biến đó, Tổng thống Maduro đã buộc phải tuyên bố kéo dài thời hạn đổi tiền tới ngày 2-1-2017. Ông gọi đây là sự “thay đổi chiến thuật cần thiết” và đổ lỗi cho các thế lực quốc tế muốn phá hoại kinh tế Venezuela bằng cách làm chậm các chuyến bay chở tiền 500 bolívar từ Thụy Điển về Caracas. (chuyến bay đầu tiên đã có mặt hôm 19-12, chậm hơn dự kiến).

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia vào chương trình cuối tuần, Tổng thống Maduro tuyên bố: “Sứ mệnh đã hoàn thành”. Ông nêu rõ, các ngân hàng đã thành công trong việc nâng lượng nắm giữ đồng 100 bolívar từ 2% lên 80%.

Trong khi đó, bên ngoài một ngân hàng ở Caracas, Yorman Aguire, 38 tuổi, đã đợi suốt năm tiếng đồng hồ để gửi một lượng tiền mặt trị giá vài trăm đô la theo tỷ giá thị trường tự do. “Với sự thay đổi này, tiền mặt không có, hàng hóa đắt đỏ, sẽ không có gì cho Giáng sinh năm nay”, ông nói với The Guardian.

Jorge Alvez, 24 tuổi, một người lái xe taxi, cầm trên tay 61 tờ tiền 100 bolívar kiếm được từ khách hàng. Anh đã cố tiêu số tiền này bằng cách mua thực phẩm, nhưng bất thành. “Nếu không đổi được, tôi có thể ném chúng vào thùng rác hoặc lưu lại làm kỷ niệm”, Jorge nói với The New York Times.

Elías Matta, một nghị sĩ đối lập, ước tính khoảng 30% người Venezuela có thói quen dùng tiền mặt và không có tài khoản ngân hàng. Ông chỉ trích: “Không ai được chuẩn bị, từ ngân hàng, chính phủ tới người dân. Và giờ đây chúng ta đang phải trả giá cho những việc làm vô nghĩa”. 

http://www.thesaigontimes.vn/155178/Venezuela-khung-hoang-tiep-noi-khung-hoang.html





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98