Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Chỉ tháo gỡ khó khăn thì không ăn thua

12/01/2017 14:22
12-01-2017 14:22:32+07:00

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Chỉ tháo gỡ khó khăn thì không ăn thua

Năm qua tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,21%. Chính phủ biết chắc không đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% nhưng không điều chỉnh mục tiêu này. Vậy đây có phải là cách nghĩ mới, cách tiếp cận mới không theo chủ nghĩa thành tích ngắn hạn?

Nếu Việt Nam muốn vươn lên trong 20-30 năm tới, việc lựa chọn phương thức phát triển khác đi sẽ quyết định. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Lâu nay, Việt Nam phát triển mà cứ nhìn xuống chân mình chứ không ngẩng đầu lên, nhìn xa ra. Mục tiêu tăng trưởng GDP thì cố ăn đong từng năm một, thậm chí sáu tháng một. Chính phủ thấy không hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng vì những khó khăn này khác là xin điều chỉnh, vì thế, lúc nào Chính phủ cũng hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế, những yếu kém cơ cấu dài hạn, nền tảng chẳng mấy khi được bàn bạc, thảo luận để triển khai nghiêm túc. Tôi muốn nói, Việt Nam cần phải có cách nghĩ khác đi về cách thức phát triển.

Chính phủ cứ lo chuyện tăng trưởng 6,2% hay 6,5% thì có nghĩa lý gì? Chính phủ cần phải lo tái cơ cấu nền kinh tế, chứ tái cơ cấu năm năm rồi mà vẫn chẳng làm được bao nhiêu. Chúng ta cần phải làm cho nội lực tăng lên bền vững mới đứng vững khi hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Năm năm vừa qua, theo tôi, là khó khăn nhất trong 30 năm đổi mới, song năm năm tới thậm chí còn khó khăn hơn. Tôi không có ý bi quan hay lạc quan gì ở đây cả. Tôi chỉ muốn đánh giá khách quan, và trước tình hình đó chúng ta lựa chọn ứng xử như thế nào.

Chương trình tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay không phải là tháo gỡ khó khăn nữa. Những từ như “tháo gỡ” không giải quyết được vấn đề. Đổi mới mô hình tăng trưởng mà chỉ là tháo gỡ khó khăn thì chẳng được việc gì, tháo gỡ khó khăn thì bao giờ mới xong? Vậy mà báo cáo nào cũng dùng từ tháo gỡ. Theo tôi, phải dùng từ thay đổi, phải đổi mới, chứ không phải tháo gỡ.

Hiện nay có hai vấn đề rất đáng lưu tâm.

Thứ nhất, biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây không phải là thiên tai đơn thuần, kiểu như hạn hán thì bơm nước cứu là xong. Câu chuyện này nguy hiểm hơn nhiều. Nước ngọt xuống ít, nước biển dâng lên, phù sa cũng ít đi. Nước mặn dâng mỗi lần một chút và không rút đi, đe dọa phá vỡ toàn bộ cấu trúc ở ĐBSCL. Đây là vấn đề cực kỳ lớn, không phải là câu chuyện cho từng năm một. Nó tác động xã hội rất lớn. Ở miền Bắc hay miền Trung, người dân khổ đến mấy cũng chịu được để bám trụ, nhưng ở Nam bộ khổ là có thể cả làng kéo nhau đi. Họ đi đâu mới được chứ? Tức là chúng ta phải đối diện ngay với điều kiện, cách thức phát triển của cả một vùng đất lâu nay trù phú, và chúng ta chưa lường được.

Thứ hai, lực lượng doanh nghiệp đang nhỏ li ti và quá yếu. Năm ngoái, chúng ta có hơn 110.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, thì lại có 64.000 doanh nghiệp phá sản. Có tới 70% doanh nghiệp từ hộ gia đình đi lên, vẫn làm ăn theo kiểu để kiếm sống là chính, chứ không phải làm giàu. Quy mô doanh nghiệp vẫn nhỏ li ti như cám. Các doanh nghiệp lại không liên kết với nhau theo chuỗi. Doanh nghiệp càng nhỏ thì càng phải liên kết xoắn xuýt lại với nhau mới mạnh lên được. Vậy mà doanh nghiệp chúng ta thì không.

Nhìn lại 30 năm đổi mới, và nhìn tới hai thập kỷ trước mắt, nếu Việt Nam không có những yếu tố đột phá vượt trội thì cục diện tụt hậu vẫn không có gì thay đổi. Nếu Việt Nam muốn vươn lên trong 20-30 năm tới, việc lựa chọn phương thức phát triển khác đi sẽ quyết định.

http://www.thesaigontimes.vn/155960/Ong-Tran-Dinh-Thien-Vien-truong-Vien-Kinh-te-Viet-Nam-Chi-thao-go-kho-khan-thi-khong-an-thua.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

PMI tháng 4/2024: Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản suất tăng mạnh trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong...

Quốc hội họp bất thường vào chiều 2/5 xem xét nội dung nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 02/05/2024, để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Cung ứng điện đảm bảo dù phụ tải liên tục tăng cao

Dù phải đối mặt với tình trạng phụ tải hệ thống tăng cao nhưng với sự chuẩn bị từ trước đó và vận hành linh hoạt nên tình hình cung ứng điện tuần qua vẫn tiếp tục...

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế...

TP.HCM: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng

Trong tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng nhóm giao thông tăng cao nhất chủ yếu do giá xăng tăng.

CPI tháng 4 tăng 0.07% so với tháng trước

Báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0.07%...

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98