Đã bao doanh nghiệp vấp ngã vì DAP- Vinachem?

13/02/2017 16:09
13-02-2017 16:09:37+07:00

Đã bao doanh nghiệp vấp ngã vì DAP- Vinachem?

Năm 2016 vừa qua, cổ phiếu DDV của CTCP DAP - Vinachem (UPCoM: DDV) đã mang lại không ít ác mộng cho các doanh nghiệp sở hữu, khiến không chỉ kết quả kinh doanh lệch kế hoạch mà còn để lại nhiều dư vị cay đắng cho nhà đầu tư trên thị trường.

Từ một DDV đen đủi

Nếu nhìn lại chặng đường 4 năm gần đây của DDV, năm 2016 có thể xem là thời gian bế tắc và khủng hoảng nhất của Công ty với cả 4 quý liên tiếp lỗ ròng. Chỉ tính riêng trong quý 4/2016, DDV đạt doanh thu thuần hơn 417.6 tỷ đồng, giảm mạnh 39% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, Công ty lỗ ròng tới hơn 146 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2015 có lãi gần 17.3 tỷ đồng). Trước đó, DDV cũng lần lượt lỗ ròng 37.3 tỷ, 175 tỷ và 112 tỷ đồng trong 3 quý đầu của năm 2016.

Nguyên nhân theo lý giải của DDV là do tình hình sản xuất của Công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm, đồng thời giá phân bón trên thị trường bị giảm sâu và giá thành sản xuất tăng do phải chịu các chi phí cố định.

Theo đó, cả năm 2016, DDV lỗ ròng tới 470 tỷ đồng, khoản lỗ lớn nhất từ năm 2012 đến nay. Tính đến 31/12/2016, DDV đang có khoản lỗ lũy kế lên tới gần 467 tỷ đồng, tụt sâu so với con số hồi đầu năm (lãi lũy kế hơn 49.2 tỷ đồng).

Thị giá DDV từ tháng 3/2016 đến nay

Không chỉ ở hoạt động kinh doanh, trên thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu DDV cũng phải nhận hệ lụy khi mất 61% giá trị rơi từ mức giá 15,097 đồng/cp (phiên 30/03/2016) về còn 5,800 đồng/cp (phiên ngày 13/02/2017).

Đến loạt doanh nghiệp bị liên lụy

Doanh nghiệp phải hứng chịu nỗi đau khi đầu tư vào DDV phải kể tới trước tiên là CTCP MHC (HOSE: MHC). Theo BCTC mới nhất trong quý 4/2016, MHC ghi nhận khoản lỗ ròng 9 tỷ đồng, lần đầu báo lỗ từ quý 1/2013. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến thua lỗ lại không đến từ hoạt động kinh doanh chính của Công ty mà đến từ hoạt động đầu tư chứng khoán.

Cụ thể, trong kỳ, MHC phải trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán tới 33 tỷ đồng, trong đó riêng khoản đầu tư vào DDV phải trích lập tới hơn 21 tỷ đồng, việc này kéo tụt kết quả kinh doanh của MHC và gây ra khoản lỗ đầu tiên gần 9 tỷ đồng, sau 15 quý lãi liên tiếp.

Trước đó, trong quý 2, MHC cũng phải nhận kịch bản tương tự khi phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán hơn 13 tỷ đồng, do kết quả kinh doanh thua lỗ của DDV. Được biết, tính đến cuối năm 2016, MHC đang sở hữu 6.7 triệu cp DDV với giá trị gốc gần 69 tỷ đồng.

Theo đó, cả năm 2016, mặc dù doanh thu thuần MHC đạt gần 72 tỷ, tăng 5% so với năm trước, nhưng lợi nhuận ròng giảm tới 46% xuống còn gần 60 tỷ đồng.

* MHC lần đầu báo lỗ kể từ quý 1/2013 do kinh doanh chứng khoán

Cùng chung số phận với MHC, CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (HOSE: QBS) cũng là một nạn nhân khi đầu tư vào DDV. Cũng trong quý 2 và quý 4 của năm 2016, QBS phải chịu lỗ ròng lần lượt 22 tỷ và 14.4 tỷ đồng do phải trích lập dự phòng cho khoản đầu tư vào DDV. Chính điều này đã kéo tụt kết quả cả năm và khiến QBS chỉ đạt lợi nhuận ròng hơn 9.6 tỷ đồng, giảm 88% so với kết quả năm 2015 và chỉ tương đương hơn 11% chỉ tiêu năm đề ra. Được biết, tới thời điểm 30/06/2016, QBS hiện nắm giữ 19.17% vốn của DDV và không có giao dịch mới trong thời gian nửa cuối năm.

* QBS: Có một "nỗi đau" mang tên DDV

Ác mộng chỉ chấm dứt khi từ bỏ được?

Không chỉ riêng DDV, một anh em khác là CTCP DAP2-Vinachem (DAP2) dường như cũng có thành tích không mấy khả quan và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp là cổ đông của mình. Theo BCTC quý 2/2016 của CTCP Nam Việt (HOSE: ANV), Công ty phải chịu cú giáng đau đớn khi gánh khoản lỗ lên tới hơn 114.5 tỷ đồng vào kết quả kinh doanh hợp nhất do thua lỗ của DAP2. Theo đó, mặc dù ghi nhận doanh thu thuần gần 764.5 tỷ đồng, nhưng ANV vẫn lỗ ròng tới hơn 112 tỷ đồng trong kỳ.

Trước đó, trong quý 4/2015, DAP2 cũng từng khiến ANV đã phải ghi nhận số lỗ hơn 64 tỷ đồng vào phần lãi lỗ của công ty liên doanh liên kết, khiến toàn bộ lợi nhuận “bốc hơi” và bị lỗ ròng 25.3 tỷ đồng (trong khi doanh thu thuần gần 687 tỷ đồng).

Vừa qua, “chuỗi ác mộng” của ANV đã chấm dứt khi trong quý 3/2016 thoái xong toàn bộ 40.5% vốn tại DAP2 và nhận lại khoản hoàn nhập dự phòng cho các khoản lỗ của DAP2 trước đó.

* Lãi ròng quý 3 đột biến nhờ bán DAP số 2 - Vinachem cho công ty của Chủ tịch

Như vậy, ác mộng của ANV đã chấm dứt khi từ bỏ khoản đầu tư tại DAP2. Các doanh nghiệp đang sở hữu DDV liệu có nên làm tương tự cũng tìm cách thoái vốn để chấm dứt cơn ác mộng?./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhờ đâu doanh thu quý 1 của DXG gấp gần 3 lần cùng kỳ?

Bùng nổ doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản và dịch vụ môi giới giúp kết quả kinh doanh quý 1/2024 của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) cải thiện...

Tự doanh và môi giới thu đậm, VCI báo lãi quý 1 gấp gần 3 lần

Nhờ thị trường tích cực, CTCP Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) báo lãi ròng quý 1/2024 khả quan với mức tăng tưởng tới 171%.

Lợi nhuận Ricons đi lùi trong quý đầu năm

CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons công bố BCTC hợp nhất quý 1/2024 với doanh thu thuần 1,619 tỷ đồng và lãi ròng hơn 14 tỷ đồng, giảm lần lượt 6% và 9% so với...

YeaH1 báo lãi ròng quý 1 gấp 4.2 lần cùng kỳ

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng...

Dừng nhà máy bảo dưỡng định kỳ, lợi nhuận BSR đi lùi 30%

Việc phải dừng nhà máy bảo dưỡng định kỳ và cracking spread sụt giảm là nguyên nhân kéo lợi nhuận quý 1/2024 của CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) đi xuống.

Coteccons lãi quý 3 hơn trăm tỷ, gấp 4.7 lần cùng kỳ

Doanh thu hợp đồng xây dựng và thu nhập khác tăng mạnh đã giúp ông lớn xây dựng Coteccons lãi ròng gần 105 tỷ đồng trong quý 3 năm tài chính 2024, gấp 4.7 lần cùng...

Phát sinh chiết khấu thanh toán, KDH báo lãi quý 1 giảm gần 70%

Sự trái chiều trong doanh thu thuần và giá vốn cùng với chi phí tài chính tăng đột biến khiến kết quả kinh doanh quý 1/2024 của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang...

Biên lãi gộp quý lên cao nhất 2 năm, Haxaco thu lãi ròng tăng bằng lần

Quý 1/2024, Haxaco lãi gộp 95 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lãi gộp 9.2% và cũng là một trong những tỷ lệ cao nhất nhiều năm trở lại, qua đó tiếp...

Nhờ đâu FRT chuyển lãi ròng gần 39 tỷ đồng trong quý 1?

Với việc chuỗi FPT Long Châu tiếp tục mở rộng trong khi chuỗi FPT Shop cải thiện hiệu quả hoạt động, CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) chuyển sang...

Tín dụng tăng trưởng âm, Saigonbank giảm 35% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) lãi trước thuế gần 68 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước, do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98