QBS: Có một "nỗi đau" mang tên DDV

11/02/2017 12:07
11-02-2017 12:07:48+07:00

QBS: Có một "nỗi đau" mang tên DDV

Vừa qua, QBS đã có kết thúc quý 4/2016 với khoản lỗ ròng hơn 14 tỷ đồng, kéo tụt kết quả cả năm 2016 chỉ còn gần 21 tỷ đồng, giảm 73% so với năm 2015 mà nguyên nhân đến từ chính khoản đầu tư vào DDV.

Cụ thể, trong quý 4/2016, QBS đạt doanh thu thuần gần 783.8 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh, khiến lãi gộp quay đầu giảm 42%, xuống mức 32.8 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hoạt động tài chính trong kỳ lại là đón đau giáng mạnh vào hoạt động của QBS. Cụ thể, dù doanh thu tài chính cũng tăng mạnh từ 2 tỷ lên hơn 28.4 tỷ đồng nhờ khoản lãi bán các khoản đầu tư; nhưng chi phí tài chính trong kỳ cũng "nhảy vọt" hơn 3 lần lên 72.7 tỷ đồng, mà nguyên nhân đến từ dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư, chủ yếu đến từ khoản đầu tư góp vốn vào CTCP DAP- Vinachem. Tính đến thời điểm 31/12/2016, QBS đang trích lập cho khoản đầu tư này hơn 94.5 tỷ đồng, tăng 147% so với thời điểm cuối quý 3/2016.

Theo đó, mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý được cắt giảm 88%, xuống còn lần lượt 3 tỷ và gần 3.7 tỷ đồng nhưng kết thúc quý 4/2016, QBS vẫn lỗ ròng hơn 14.4 tỷ đồng, tụt sâu so với cùng kỳ 2015 (có lãi gần 9.6 tỷ đồng).

Còn nhớ trong quý 2/2016, QBS cũng đã từng phải chịu liên lụy bởi DDV. Cụ thể, do DDV lỗ gần 175 tỷ đồng trong kỳ khiến QBS buộc phải trích lập dự phòng hơn 42 tỷ đồng, ghi nhận vào chi phí tài chính, dẫn đến việc QBS chịu khoản lỗ ròng hơn 22 tỷ đồng tronq quý 2/2016. Điều này khiến thị trương bất ngờ khi chỉ vài ngày trước thời điểm công bố BCTC quý 2/2016, QBS đã 2 lần khẳng định sẽ lãi 28 tỷ đồng trong quý 2. 

Cũng trong thời gian từ giữa tháng 7 đến nửa đầu tháng 8, giá cổ phiếu QBS đã có hàng loạt phiên giảm sàn liên tiếp trước thông tin kết quả quý 2. Tính đến phiên 01/08, QBS đang dừng tại 7,700 đồng/cp, giảm gần 50% so với thời điểm niêm yết tại mức giá 15,000 đồng/cp.

"Vị đắng" của DDV với QBS chỉ giảm nhẹ trong quý 3/2016, mặc dù DDV vẫn tiếp tục lỗ ròng 112 tỷ đồng nhưng QBS đã không còn chịu ảnh hưởng như quý trước đó. Tuy nhiên, dường như sang đến quý 4, kịch bản quý 2 đã tiếp tục lặp lại.

Kết quả là cả năm 2016, QBS đạt doanh thu thuần 4,459 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước nhưng lợi nhuận ròng cả năm chỉ đạt hơn 9.6 tỷ đồng, giảm 88% so với kết quả năm 2015 và chỉ tương đương hơn 11% chỉ tiêu năm đề ra. Ngoài ra đây cũng là mức lãi thấp nhất mà QBS đạt được trong 4 năm qua từ năm 2013.

Trên thị trường, thị giá cổ phiếu QBS hiện chỉ quanh mức 4,380 đồng/cp và vẫn chưa có dấu hiệu sẽ hồi phục trở lại.

Thị giá cổ phiếu DDV từ tháng 6/2016 đến nay

Với những gì đã diễn ra trong quá khứ, liệu tương lai của QBS sẽ ra sao khi vẫn sẽ còn gắn bó với DDV trên đoạn đướng phía trước?





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cơ cấu sở hữu tại TTE sắp có biến động lớn?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của TTE thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc cho phép VPG nhận chuyển nhượng dẫn đến sở hữu trên 25% tổng số cổ phiếu có...

Suy giảm doanh thu mảng năng lượng, HDG ghi nhận lợi nhuận quý 1 đi lùi 27%

Với việc doanh thu mảng năng lượng suy giảm, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) ghi nhận lợi nhuận quý 1/2024 đi lùi so với cùng kỳ.

VPBankS lãi sau thuế quý 1 gần 146 tỷ, 40% tài sản ở dạng trái phiếu

Quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) lãi sau thuế gần 146 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ.

Vì sao RDP có lãi quý 1/2024 gấp hơn 4 lần cùng kỳ?

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) có lãi ròng gấp hơn 4 lần cùng kỳ, dù lãi gộp giảm 65%.

Hụt đáng kể tiền bồi thường, lãi ròng quý 1 GVR giảm 14% 

GVR công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng gần 476 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, chủ yếu do giảm mạnh khoản thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa...

"Cháy vé" tàu về quê dịp Tết, ngành đường sắt thắng lớn quý đầu năm

Nhu cầu đi lại tăng cao, tiết giảm chi phí tốt, giá vé hợp lý... là một trong những nguyên nhân chính giúp Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn lãi đậm trong quý 1/2024...

Doanh thu cao nhất 15 năm, Ninh Vân Bay có lãi trở lại sau 2 quý lỗ ròng liên tiếp

Quý 1/2024, Ninh Vân Bay lãi ròng 3.6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 5.6 tỷ đồng. Kết quả này có thể xem là khả quan đối với doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng sau...

Ghi nhận doanh thu từ bàn giao dự án, Hải Phát chuyển lỗ thành lãi trong quý 1

Với việc doanh thu thuần tăng đột biến, CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) đã chuyển lỗ thành lãi trong quý 1/2024.

Vinalines lãi ròng hơn 342 tỷ trong quý 1, tiền và tương đương tiền cao kỷ lục

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (Vinalines, UPCoM: MVN) vừa công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng hơn 342 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Tiền và tương đương...

Lãi ròng GEG tăng 40% nhờ điện gió Tân Phú Đông 1

Với đặc trưng gió thuận lợi ở thời điểm đầu năm, CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG) trải qua quý 1 tích cực với lợi nhuận ròng tăng 40% so với cùng kỳ.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98