Trung Quốc cân nhắc buộc doanh nghiệp nhôm, thép giảm sản lượng

14/02/2017 21:49
14-02-2017 21:49:00+07:00

Trung Quốc cân nhắc buộc doanh nghiệp nhôm, thép giảm sản lượng

Trung Quốc đang cân nhắc việc buộc các nhà sản xuất nhôm và thép cắt giảm thêm sản lượng, cũng như cấm chuyên chở than đá tại một trong những cảng hàng đầu của nước này và đóng cửa một số nhà máy sản xuất thuốc và phân bón trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường nỗ lực đối với cuộc chiến chống khói bụi.

Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất thép ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Hãng tin Reuters cho hay trong văn bản dự thảo chính sách, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc (MEP) đã đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường. Nếu được thực thi đó sẽ là một trong những biện pháp quyết liệt nhất cho đến nay để giải quyết vấn đề chất lượng không khí tại các thành phố ô nhiễm nhất.

Động thái này diễn ra sau khi khu vực phía Đông Bắc của Trung Quốc phải chống chọi với tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất trong nhiều năm qua do khí thải từ ngành công nghiệp nặng, than đốt trong mùa Đông và giao thông vận tải tăng lên đã khiến các thành phố lớn trong đó có Bắc Kinh “ngập chìm” trong khói bụi dày đặc.

Văn bản này vạch ra các kế hoạch cắt giảm công suất thép và phân bón ít nhất khoảng 50% và công suất nhôm ít nhất khoảng 30% tại 28 thành phố trên năm khu vực trong mùa lạnh, thường kéo dài từ cuối tháng 11 năm nay đến cuối tháng Hai năm sau.

Đến tháng Bảy, Trung Quốc sẽ tạm ngừng hoạt động chuyên chở than ở Thiên Tân, một trong những cảng nhộn nhịp nhất của nước này, và chuyển sang Đường Sơn, cách 130km về phía Bắc. Năm 2016, cảng này trung chuyển 17% lượng than nhập khẩu của Trung Quốc. Đến tháng Chín, các cảng ở tỉnh Hà Bắc sẽ không được phép sử dụng xe tải để chở than đá từ đường sắt đến bến tàu.

Tuy nhiên, chưa rõ thời điểm MEP sẽ đưa ra thực hiện kế hoạch trên - một trong những biện pháp cứng rắn nhất kể từ khi chính phủ triển khai chiến dịch đói phó với tình trạng ô nhiễm ba năm trước.

Trong một thông tin có liên quan, Tổ chức môi trường Greenpeace cho biết công suất sản xuất thép của Trung Quốc đã tăng trong năm 2016 bất chấp việc một số nhà máy lớn của nước này đã tạm dừng hoạt động.

Hồi đầu năm 2016, Trung Quốc đã thông báo ngừng sản xuất tới 150 triệu tấn thép thô mỗi năm trong vòng năm năm tới để giải quyết tình trạng nguồn cung dư thừa làm tác động đến giá thép.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu tiến hành cùng với Custeel, một công ty tư vấn liên kết với Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc (CISA), Greenpeace ước tính trong năm 2016, công suất sản xuất thép ròng đã tăng 36,5 triệu tấn, mà 80% trong số đó là ở các khu vực bị ô nhiễm nặng xung quanh thủ đô Bắc Kinh, trong đó có tỉnh Hà Bắc./. 

http://www.vietnamplus.vn/trung-quoc-can-nhac-buoc-doanh-nghiep-nhom-thep-giam-san-luong/430570.vnp



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98