Sự thay đổi về toàn cầu hóa tác động gì đến các thị trường mới nổi?

10/03/2017 11:00
10-03-2017 11:00:00+07:00

Sự thay đổi về toàn cầu hóa tác động gì đến các thị trường mới nổi?

Các thị trường mới nổi đã hưởng lợi rất nhiều từ quá trình toàn cầu hóa.

Cụ thể, nhờ có toàn cầu hóa, các công ty đa quốc gia đã thâm nhập vào các thị trường mới hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất ở bên ngoài, qua đó góp phần vào tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa hiện nay dường như đã rơi vào ngõ cụt khi các thị trường phát triển chấp nhận chính sách mang hướng bảo hộ thương mại nhiều hơn. Liệu điều này có hủy hoại đà hồi phục “mới hình thành” của các thị trường mới nổi?

Châu Á-Thái Bình Dương có nên dẫn dắt quá trình toàn cầu hóa?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dẫn đầu lập trường chống lại quá trình toàn cầu hóa cùng với lời hứa đem lại hàng triệu việc làm cho nước Mỹ. Ông đã đề xuất hệ thống thuế điều chỉnh biên giới (thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu). Theo đó, các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị đánh thuế 20%, trong khi các hàng hóa xuất khẩu thì được miễn thuế. Điều này sẽ tạo ra một mối đe dọa đối với các nền kinh tế mới nổi vốn xem Mỹ như một thị trường tiêu thụ các sản phẩm của họ.

Tuy nhiên, không chỉ có Mỹ đưa ra các chính sách mang hướng bảo hộ thương mại. Trước đó, George Osborne, cựu Bộ trưởng Tài chính của Anh, đã lên tiếng gọi việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) là “một hành động thể hiện lập trường bảo hộ mạnh nhất trong lịch sử”. Đã có một tranh cãi trong thời gian gần đây giữa Trung Quốc và EU về các chính sách bảo hộ thương mại trong ngành thép. Dường như, lập trường bảo hộ thương mại đang hiện diện ở khắp mọi nơi.

Trong một bài viết trên trên MarketView vào đầu tháng 3/2017, công ty quản lý quỹ Aberdeen (Aberdeen Asset Management) đã đưa ra câu hỏi đầu tiên về các lập trường bảo hộ thương mại: Liệu các động thái bảo hộ thương mại của các chính trị gia có làm đảo ngược quá trình toàn cầu hóa? Dựa trên quan điểm của Aberdeen, điều này nói thì dễ nhưng làm thì rất khó. Toàn cầu hóa đã được xem là một xu hướng trong một khoảng thời gian dài và đã tồn tại qua rất nhiều “cơn giông bão”, do đó không dễ để dập tắt xu hướng này. Tổng thống Donald Trump có thể đưa ra chủ trương “Nước Mỹ trước tiên”, nhưng việc đảo ngược quá trình thương mại toàn cầu thì cực kỳ khó.

Một phần là do các cân nhắc về chi phí. Rõ ràng, việc sản xuất ở nhiều thị trường mới nổi có chi phí thấp hơn so với sản xuất ở các thị trường phát triển. Chi phí nhân công là yếu tố rất quan trọng khi đưa ra các quyết định đầu tư. Tổ chức IHS ước tính chi phí nhân công ở Mỹ dao động quanh mức 25-30 USD/tiếng, cao hơn rất nhiều so với mức chi phí gần 2 USD/tiếng ở một số quốc gia châu Á, như Bangladesh. Ngay cả tại khu vực châu Âu, để sản xuất ở các quốc gia phía Tây châu Âu, như Bulgaria, thì chi phí nhân công ở khoảng 4 Euro/tiếng, thấp hơn rất nhiều so với mức 35 Euro ở Pháp.

Mặt khác, đồng tiền ở các thị trường mới nổi đã sụt giảm trong thời gian dài, đặc biệt là so với đồng USD, qua đó làm cho hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia này trở nên rẻ hơn rất nhiều. Một báo cáo đã tính toán việc sản xuất ra một chiếc iPhone 5 hoàn toàn ở Mỹ có chi phí khoảng 2000 USD, cao hơn rất nhiều so với mức chi phí hiện tại là 650-850 USD. Nếu đồng USD mạnh tiếp diễn trong tương lai thì giá iPhone tăng đối với những người sử dụng đồng tiền khác cũng là điều dễ hiểu. Tương tự cho các hàng hóa khác như quần áo, xe hơi và tivi.

Trong quá khứ, hoạt động chính trị ở Mỹ đã bị chi phối bởi những nhu cầu và mong muốn của các tổ chức nhất định và nhóm lợi ích. Do đó, sẽ khó mà điều chỉnh những đợt gia tăng chi phí cho thích hợp với cộng đồng doanh nghiệp hoặc các nhóm tiêu dùng.

Ngoài ra, vẫn còn đó một số câu hỏi khác rộng hơn. Các thị trường mới nổi phụ thuộc vào toàn cầu hóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhiều hay ít? Liệu hoạt động thương mại nội địa ở các quốc gia mới nổi có phát triển hay không? Họ có phát triển một mẫu hình để tự duy trì tốc độ tăng trưởng hay không?

Chắc chắn rồi, Aberdeen tin rằng chúng ta đã tiến khá xa trên con đường toàn cầu hóa. Tuy nhiên, toàn cầu hóa không phải là yếu tố chi phối các thị trường mới nổi. Ngược lại, các thị trường này ngày càng theo đuổi chủ trương “tự lực cánh sinh”. Đa số các yếu tố chi phối nền kinh tế mới nổi là các yếu tố nội địa chứ không phải là yếu tố quốc tế.

Đó là các cuộc cải cách kinh tế và chính trị trong nước. Ví dụ, tại khu vực Mỹ Latin, các Chính phủ đang theo đuổi các chính sách kinh tế mang hướng chính thống nhiều hơn. Tại Chile, Peru và Columbia, Aberdeen nhận thấy hoạt động quản lý kinh tế của các quốc gia này rất tốt. Mặc dù khởi đầu ở mức thấp nhưng Brazil cũng có những cải thiện nhất định. Aberdeen tin rằng điều này sẽ tạo ra các lợi ích trong dài hạn cho các nền kinh tế ở khu vực này.

Chưa dừng lại ở đó, những nền kinh tế mới nổi đang dần vượt ra khỏi cái bóng của một quốc gia “chỉ làm ra phụ tùng” cho các quốc gia khác và chuyển sang các lĩnh vực tinh vi hơn nhiều. Mới đây, Financial Times đã ghi nhận rằng, Trung Quốc đã chuyển biến từ một quốc gia “chuyên bắt chước” sang một quốc gia “đổi mới” trong lĩnh vực công nghệ. Các công ty Trung Quốc đang dần khẳng định vị thế của mình và có thể sánh ngang hàng với các công ty công nghệ ở thung lũng Silicon, thay vì chỉ là những nhà sản xuất phụ tùng.

Hoạt động thương mại giữa các thị trường mới nổi cũng ngày càng gia tăng và Trung Quốc cũng là một thị trường quan trọng như Mỹ, đặc biệt là đối với các thị trường mới nổi ở châu Á. Dĩ nhiên là có một số quốc gia và các công ty bị tác động nhiều hơn một số khác, nhưng việc chuyển dần sang lập trường “tự lực cánh sinh” cho thấy các thị trường mới nổi ít bị tác động hơn trước sự thay đổi lập trường về toàn cầu hóa.

Các thị trường mới nổi cũng bị tác động bởi lập trường chống lại toàn cầu hóa, nhưng Aberdeen tin rằng việc này đã đi quá xa. Ngay cả khi các thị trường phát triển có khả năng thực hiện các biện pháp bảo hộ thương mại thì các thị trường mới nổi vẫn có khả năng “tự lực cánh sinh” nhờ cuộc cải cách và đổi mới trong nước./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhật Bản: Đồng yen có thể suy yếu xuống mức kỷ lục của 38 năm trước

Đồng yen của Nhật Bản là “nạn nhân” rõ ràng nhất của sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản với Mỹ, và thậm chí cả hoạt động đầu cơ.

Các đồng tiền châu Á sắp có tuần tăng giá mạnh nhất trong 2 tháng

Các đồng tiền châu Á sắp ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước đẩy mạnh can thiệp để hỗ trợ tỷ giá.

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98