Thông mạch tái cơ cấu ngân hàng: Cho để nhận?

11/04/2017 14:49
11-04-2017 14:49:47+07:00

Thông mạch tái cơ cấu ngân hàng: Cho để nhận?

Những ngày này Ngân hàng Nhà nước đang gấp rút hoàn thiện dự thảo Luật hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 5 gần kề.

Trong khuôn khổ xây dựng dự thảo này, mức độ thực tế hơn của nợ xấu được công bố, vượt xa “con số đẹp” dưới 3% theo báo cáo của các tổ chức tín dụng thời gian qua.

Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu do VAMC quản lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu có khả năng lên đến 8,86% tổng dư nợ.

Mức độ tắc nghẽn lớn

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu do Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) quản lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu có khả năng lên đến 8,86% tổng dư nợ.

Tính theo tổng dư nợ 5,5 triệu tỷ đồng của toàn hệ thống đến 31/12/2016, quy mô nói trên lên tới 487.000 tỷ đồng.

Có một điểm được chú ý, “nợ tiềm ẩn thành nợ xấu” được xác định như thế nào, ở đâu vẫn là câu hỏi để ngỏ.

Nhìn sang một thực tế liên quan, được Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia nhiều lần cảnh báo: lãi dự thu của hệ thống các tổ chức tín dụng liên tục tăng, có sự bất hợp lý ở một số tổ chức tín dụng yếu kém và có vấn đề. Cảnh báo này cũng khớp với dữ liệu tập hợp báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, quy mô lãi dự thu liên tục tăng nhanh và ở mức cao từ năm 2012 đến 2016.

Theo số liệu của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, trong năm 2016, lãi dự thu của toàn hệ thống tăng khoảng 19% so với cuối 2015; tỷ lệ lãi dự thu trên tổng dư nợ là 2,9%, tính ra vào khoảng 160.000 tỷ đồng.

Bên cạnh nợ xấu, quy mô lớn của lãi dự thu này cũng được cảnh báo tiềm ẩn nợ xấu trong đó.

Hiểu một cách hình ảnh, lãi dự thu là năng suất được tính cho mỗi ha ruộng. Thế nhưng, nhiều thửa ruộng hạn hán mất mùa năm này qua năm khác mà chủ ruộng vẫn hạch toán lượng năng suất đó vào phần sẽ gặt về.

Áp lực đặt ra, hệ thống ngân hàng Việt Nam từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, minh bạch hơn, tiêu chuẩn an toàn cao hơn… Thực tế, từ 2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã lần lượt ban hành các khung pháp lý chặt chẽ hơn trong xác định và ứng xử với nợ xấu. Rủi ro tiềm ẩn trong lãi dự thu đứng trước yêu cầu phải nhận diện rõ, đi cùng là ứng xử với chúng.

Ứng xử như thế nào? Các tổ chức tín dụng phải đánh giá đúng và thực hiện thoái lãi dự thu. Điều đó có nghĩa sẽ đứng trước áp lực phải ghi nhận chính xác nợ xấu tiềm ẩn trong đó. Ghi nhận thì phải trích lập dự phòng. Trích lập thì phải có nguồn. Có nguồn thì phải hy sinh lợi nhuận. Lợi nhuận đến từ lãi suất cho vay là chính. Đến đây, thêm phần lý giải vì sao lãi suất cho vay khó giảm thêm, nền kinh tế vẫn đang phải trả phí để nuôi nguồn vốn tắc nghẽn chưa thông được đó.

Chưa dừng lại, nếu thực hiện thoái lãi dự thu, không loại trừ sẽ có thêm những ngân hàng không đủ sức ghi nhận áp lực trên, dẫn tới các tỷ lệ, giới hạn an toàn trong hoạt động không đảm bảo. Vòng quay huy động cho được vốn mới để trả cho vốn cũ ra đi không về càng tạo áp lực lên lãi suất…

Cộng hưởng cả vấn đề nợ xấu và áp lực thoái lãi dự thu nói trên, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng vẫn còn điểm nghẽn lớn sau gần 6 năm triển khai.

Tháo gỡ bằng cơ chế?

Theo mục tiêu đã định, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu đến 2020 phải đạt kết quả căn bản và thực chất. Thế nhưng, sau 6 năm tái cơ cấu, còn hơn 3 năm nữa là đến điểm hẹn trên, cơ chế pháp lý hỗ trợ tái cơ cấu và xử lý nợ xấu vẫn loay hoay, chưa định. Bằng chứng là mãi cho đến thời điểm này dự thảo luật nói trên mới được đặt ra một cách chính thức.

Như VnEconomy đề cập ở bài viết giới thiệu vừa qua, dự thảo trên đưa ra các điểm cơ chế để góp phần tháo gỡ nhanh các điểm nghẽn, nổi bật là điểm nghẽn nợ xấu và thoái lãi dự thu nói trên.

Đó là cơ chế các tổ chức tín dụng yếu kém được Chính phủ cho vay hỗ trợ nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp, được vay vốn đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước, được thoái dần các khoản phải thu theo lộ trình, được miễn hoặc giảm dự trữ bắt buộc… Những cơ chế này cần sớm xem xét để hỗ trợ và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu (trước thực tế một số tổ chức tín dụng yếu kém càng hoạt động càng lún sâu vào khó khăn).

Tuy nhiên, có quan điểm phản biện, như từng nổi bật và điển hình trong lựa chọn hoãn, lùi thời điểm áp dụng Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro những năm trước. Đó là Việt Nam vẫn chưa chuẩn mực được khung hoạt động công bằng, bình đẳng và chuyên nghiệp; trên một thị trường vẫn có những nhóm áp các cơ chế khác nhau, thậm chí là đan xen cơ chế “ưu ái”.

Ngược lại, khi trao đổi với VnEconomy về quan điểm trên, một thành viên tham gia xây dựng dự thảo luật nói trên cho rằng: giữa mong muốn và thực tế thường có khác biệt.

Thực tế là, hiện nay, nếu thực hiện phân loại nợ sằng phẳng, bắt thoái lãi dự thu một cách lạnh lùng, trích lập dự phòng liên quan đầy đủ…, thì chắc chắn nhiều tổ chức tín dụng yếu kém không thể đáp ứng nổi, thậm chí càng sa lầy vào khó khăn hơn nữa.

“Nếu bắt buộc họ thực hiện một cách đầy đủ, họ cũng không thể có nguồn để thực hiện. Nhưng nếu có hỗ trợ về cơ chế, tạo điều kiện để họ từng bước đáp ứng, tìm hướng phục hồi và khoẻ lên. Ở đây có thể nói là cho đi để nhận lại, hỗ trợ bằng cơ chế, họ sẽ trở lại đóng góp cho ngân sách và phục vụ nền kinh tế”, thành viên trên nêu quan điểm, cũng như lưu ý Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát chặt chẽ việc chia cổ tức, lương thưởng của các ngân hàng, đặc biệt là những trường hợp yếu kém hoặc có vấn đề, cho đến khi họ thực sự khoẻ hẳn và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách.

Trong trường hợp không có cơ chế hỗ trợ, chắc chắn sẽ có những trường hợp đổ vỡ hoặc sa lầy thêm, mà trong đó có cả tình huống thuộc sở hữu và trách nhiệm Nhà nước đã nhận về; hoặc như không có cơ chế thông điểm nghẽn nợ xấu và lãi dự thu nói trên, quá trình tái cơ cấu khó đẩy nhanh, chi phí của nền kinh tế qua lãi suất càng khó giảm.

http://vneconomy.vn/tai-chinh/thong-mach-tai-co-cau-ngan-hang-cho-de-nhan-2017041112117712.htm





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

174 nghìn tỷ đã giải ngân theo chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại TPHCM

Sau 4 tháng triển khai kể từ đầu năm 2024 đến nay, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo cụm, khu vực trên địa bàn TPHCM đã phát huy hiệu quả và có...

Shinhan Bank: Cắt giảm lãi suất có thể gây ra áp lực tăng giá cả và biến động tỷ giá hối đoái

Bước sang giai đoạn tiếp theo của năm 2024, nền kinh tế và tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng thích ứng với...

LPBank muốn đổi tên tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Bank"

Ngân hàng muốn đổi tên đầy đủ tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Joint Stock Commercial Bank". Tên viết tắt tiếng Anh vẫn giữ nguyên là LPBank.

Giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng

Tại dự thảo thông tư thay thế Thông tư 11 năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt...

Mức định giá khác nhau trong các nhóm ngân hàng

Mức độ rủi ro khác nhau dẫn đến sự chênh lệch trong mức định giá cổ phiếu của các ngân hàng. Mỗi nhóm ngân hàng với chiến lược kinh doanh khác nhau dẫn đến sự phân...

Giá USD suy yếu

Tuần qua (02-03/05/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm đáng kể sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98