Kiểm toán Nhà nước điểm danh ngân hàng nhiều nợ khó đòi trong 2016

22/05/2017 13:26
22-05-2017 13:26:58+07:00

Kiểm toán Nhà nước điểm danh ngân hàng nhiều nợ khó đòi trong 2016

Báo cáo Quốc hội kết quả kiểm toán năm 2016, Kiểm toán Nhà nước đã điểm danh nhiều ngân hàng thương mại có công nợ khó thu hồi.

Theo kết quả kiểm toán 2016 thì tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chưa phản ánh đúng thực chất tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Trước khi nói về sai phạm, báo cáo đã nêu khái quát kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước, 8 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và chuyên đề việc thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015,

Theo đó, năm 2015, thông qua điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước đã đảm bảo thanh khoản ổn định cho các tổ chức tín dụng và hỗ trợ mục tiêu ổn định tỷ giá; tăng trưởng tín dụng nền kinh tế đạt 17,26%, cao hơn mức tăng trưởng định hướng (khoảng 13-15%).

Các tổ chức tài chính, ngân hàng được kiểm toán cũng đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao, kinh doanh có lãi. Cụ thể, tổng lợi nhuận trước thuế của SCIC 8.669 tỷ đồng, Agribank 3.133 tỷ đồng, Bảo Minh 149 tỷ đồng, PJICO 119 tỷ đồng.

Phần hạn chế, yếu kém được nêu tại báo cáo dài hơn nhiều lần. Đó là lãi suất cho vay trung và dài hạn năm 2015 đã giảm 0,2-0,5%/năm nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra (giảm 1%-1,5%/năm), tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng còn cao.

Đến 31/12/2015, nếu tính đầy đủ cả nợ tồn đọng tại VAMC, nợ được cơ cấu lại, nợ chưa chuyển nhóm nợ xấu theo kết luận thanh tra Ngân hàng Nhà nước thì nợ xấu là 476,86 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,85% tổng dư nợ; nợ xấu của Agribank nếu tính cả nợ đã bán cho VAMC là 73.472 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng dư nợ.

Báo cáo cũng nêu rõ VAMC “chưa chủ động xử lý nợ xấu mà chủ yếu thông qua các tổ chức tín dụng bán nợ tự thực hiện với kết quả thấp”. Tổng thu hồi nợ từ năm 2013 đến 2015 là 22.902 tỷ đồng, chỉ chiếm 10,4% dư nợ đã mua.

Việc cân đối vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội rất khó khăn, trong đó nhiều khoản vay từ Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước phải gia hạn hoặc khoanh nợ.

Hạn chế tiếp theo được chỉ ra từ các cuộc kiểm toán là hầu hết các chi nhánh Agribank được kiểm toán còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay (một số khoản vay thẩm định thiếu chặt chẽ, thiếu tài sản đảm bảo, giải ngân không đúng mục đích, không được kiểm soát, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay).

Công tác hạch toán kế toán của một số đơn vị còn sai sót như: Agribank trích lập thiếu dự phòng rủi ro tín dụng 2.848,7 tỷ đồng; VCB chưa hạch toán theo phương pháp dồn tích đối với các khoản lãi và phí phải thu thẻ tín dụng; từ năm 2001 đến nay, chưa tính và hạch toán đầy đủ trên hệ thống phần mềm tiền lãi của các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhỏ hơn 1.000 VND hoặc 0,1 đơn vị ngoại tệ.

Về thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, Kiểm toán Nhà nước đánh giá: “Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát và từng bước xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; tình trạng tài chính và năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng bước đầu đã được củng cố và lành mạnh hóa; mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng được cải thiện, nguy cơ đổ vỡ, gây mất an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng giảm đáng kể”...

Tuy nhiên một số tổ chức tín dụng chưa được phê duyệt phương án tái cơ cấu, cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu còn nhiều bất cập. Hoạt động của các tổ chức tín dụng còn nhiều tồn tại và tiềm ẩn rủi ro. Như, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chưa phản ánh đúng thực chất tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng như đã nói ở trên.

Đánh giá của Kiểm toán Nhà nước là việc xử lý nợ xấu được kết luận là chưa hiệu quả, còn một số tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt hoặc tình hình tài chính yếu kém như: 3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng (CBBank, GPBank, Ocean Bank), Ngân hàng Đông Á, Công ty Tài chính Cổ phần Handico, Công ty Tài chính Bưu điện, Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy, Công ty Cho thuê tài chính Công nghiệp Tàu thủy, Công ty Cho thuê tài chính ALC II.

Kiểm toán Nhà nước còn nêu, nhiều ngân hàng thương mại tồn đọng nhiều khoản cho vay, công nợ khó thu hồi do lãnh đạo ngân hàng cố ý làm trái, vi phạm pháp luật, việc xử lý hết sức khó khăn và tỷ lệ thu hồi thấp, như ACB, Eximbank, Sacombank, CBBank, GPBank, Ocean Bank.

Một số tổ chức tín dụng trong thời gian tái cơ cấu chưa trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng như Agribank, Maritime Bank. Nhiều tổ chức tín dụng đang tạo ra và sử dụng lợi nhuận từ doanh thu không chắc chắn (lãi dự thu của các khoản nợ được cơ cấu lại - tổng lãi dự thu của các khoản nợ được cơ cấu lại năm 2015 của toàn hệ thống là 50.540 tỷ đồng.

Việc tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính của tổ chức tín dụng còn khó khăn và không hoàn thành mục tiêu theo đề án, tình trạng sở hữu chéo vẫn còn và khó kiểm soát, theo kết quả kiểm toán.

http://vneconomy.vn/tai-chinh/kiem-toan-nha-nuoc-diem-danh-ngan-hang-nhieu-no-kho-doi-trong-2016-2017052108249702.htm





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá USD suy yếu

Tuần qua (02-03/05/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm đáng kể sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98