Xuất khẩu gạo có thể rơi vào khủng hoảng

29/05/2017 10:12
29-05-2017 10:12:11+07:00

Xuất khẩu gạo có thể rơi vào khủng hoảng

“Hiện tồn kho gạo của 3 nước xuất khẩu gạo lớn: Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam đã cạn trong khi nhu cầu mua gạo của các nước là rất lớn. Do vậy, các nước xuất khẩu gạo cần công bố thông tin về sản xuất để các nước nhập khẩu biết mà có cách tính toán và có giải pháp can thiệp kịp thời, nếu không khủng hoảng gạo như năm 2008 có thể xảy ra vào năm 2018...”.

Thị trường xuất hiện những nhu cầu rất rõ ràng từ các nước nhập khẩu gạo trong khi nguồn cung từ các nước xuất khẩu lớn gồm Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam đang gặp khó.

Đó là nhận định của các chuyên gia hàng đầu về lúa gạo của Thái Lan và Việt Nam trước “Hội nghị Gạo Thái Lan” diễn ra vào ngày 29/5/2017, do Bộ Thương mại Thái Lan tổ chức.

Nguồn cung gặp khó

Vì tính nghiêm trọng diễn biến của thị trường gạo sắp tới nên có rất nhiều lãnh đạo bộ thương mại các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bangladesh và các nước Trung Đông... tham dự. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu đoàn trực tiếp đến tham dự hội nghị này.

“Tại hội nghị, Thái Lan sẽ công bố về tình hình sản xuất và tồn kho gạo đến thời điểm hiện tại để khách hàng biết mà tính toán. Nhằm thể hiện tinh thần trách nhiệm của Thái Lan đối với các nước nhập khẩu gạo”, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan cho biết.

Được biết, 1,8 triệu tấn gạo cũ tồn kho của Thái Lan còn sử dụng được đã bán hết, tồn kho gạo mới không nhiều, vụ mùa mới đến tận tháng 9 năm nay và sản lượng cũng chỉ khoảng 3 triệu tấn, còn vụ lúa chính phải tháng 11 mới bắt đầu. Như vậy, từ nay đến cuối năm nguồn cung gạo của Thái Lan không còn, nên họ không có khả năng bán ra.

Đối với Việt Nam - nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, đến tháng 8/2017 mới thu hoạch vụ hè-thu nhưng sản lượng không lớn. Trong khi tồn kho của các doanh nghiệp không nhiều và lượng gạo này đã bán hết cho các thương nhân Trung Quốc, tuy chưa nhận hàng.

Còn đối với Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới đang lo cung ứng cho thị trường châu Phi, vì Thái Lan không còn bán gạo vào thị trường này. Là đất nước đông dân nên Ấn Độ không cam kết trách nhiệm gạo với thế giới, khi thấy tình hình căng thẳng nước này có thể sẽ ngừng xuất khẩu gạo như 2008 đã từng làm.

Nhu cầu nhập khẩu gạo lớn

Trong khi đó, thị trường xuất hiện những nhu cầu rất rõ ràng. Nhất là từ Philippines, từ nay đến cuối năm và gối đầu sang quý 1/2018, Philippines cần tối thiểu là 1,5 -1,6 triệu tấn, vì tồn kho gạo của nước này chỉ đủ cho nhu cầu vài ngày.

Bên cạnh đó, Bangladesh đã khởi động nhập khẩu gạo, ngay sau khi gia hạn biên bản ghi nhớ với Chính phủ Việt Nam đến 2020, họ đã đặt vấn đề từ nay đến cuối năm mua 500 ngàn tấn gạo của Việt Nam.

Trước mắt, Bangladesh yêu cầu mua 200 nghìn tấn gạo, trong đó, có 25 nghìn tấn gạo đồ và giao trong vòng 45 ngày. Tuy nhiên, các nhà máy gạo đồ trong nước đã ngưng hoạt động, chỉ còn nhà máy gạo đồ của Công ty Thịnh Phú, nhưng không có khả năng chế biến 25 ngàn tấn gạo đồ trong vòng 40 ngày.

Bộ trưởng Bộ Lương thực Bangladesh cũng đặt vấn đề mua 500 ngàn tấn gạo trắng và gạo đồ của Thái Lan, nhưng nhiều khả năng Thái Lan cũng không có đủ, nhất là nước này không có lúa để làm gạo đồ.

“Đặc biệt, nhu cầu gạo đồ từ Bangladesh là rất lớn, nhưng Thái Lan và cả Việt Nam cũng không có lúa để làm gạo đồ”, ông Trương Thanh Phong chuyên gia về xuất khẩu gạo cho biết.

Indonesia cũng đang chuẩn bị nhập khẩu gạo trở lại, tuy nhiên, chưa cho biết số lượng cụ thể. Còn Malaysia cũng đã quay lại mua gạo của Việt Nam, vừa qua họ đã mua 40 ngàn tấn gạo và đang mua thêm 80 ngàn tấn nữa.

Từ những nhu cầu trên, các chuyên gia Việt Nam và Thái Lan dự báo, có thể xảy ra sốt giá gạo như năm 2008. Do vậy, các nước xuất khẩu gạo lớn cần công bố sớm tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của các nước nhập khẩu, nếu không sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, nông dân và cả những nước nhập khẩu gạo.

Năm 2008, khi xảy ra sốt gạo, các nước nhập khẩu đã than phiền các nước xuất khẩu gạo đã không công bố tình hình sản xuất và gây khó cho họ. Do vậy, với tinh thần trách nhiệm trước vấn đề lương thực của thế giới, Việt Nam cần sớm cho các nước nhập khẩu biết tình hình gạo trong thời gian tới để các nước nhập khẩu có bước chuẩn bị.

Hiện nay, gạo 5% tấm của Việt Nam đang chào giá 375 USD/tấn, nhưng có thể lên mức 400 USD/tấn, vì gạo 5% tấn của Thái Lan đã tăng lên 425 USD/tấn. Vừa qua, những doanh nghiệp Việt Nam đã ký bán giá thấp nên đã lỗ nặng. Vì vậy, Việt Nam cần xác định giá cả phù hợp để có lợi cho cả doanh nghiệp và người trồng lúa. Quay lại nguyên nhân gây ra sốt giá gạo 2008 là do Thái Lan không đủ gạo cung cấp, sau đó Ấn Độ tuyên bố ngừng xuất khẩu rồi đến Việt Nam cũng tuyên bố ngưng xuất khẩu gạo, đã tạo áp lực lên thị trường. Lúc đó các nước nhập khẩu và các nhà nhập khẩu gạo thế giới cho rằng, “các nước xuất khẩu như Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan đã gây áp lực lên họ”.

http://vneconomy.vn/thi-truong/xuat-khau-gao-co-the-roi-vao-khung-hoang-20170528111845594.htm





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...

'Nhiều tập đoàn công nghệ lớn muốn đầu tư ngành bán dẫn tại Việt Nam'

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu muốn đầu tư vào ngành điện tử, chip, bán dẫn tại Việt Nam.

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98