ĐHĐCĐ TAC: Dựa vào KDC, Tường An không còn lo về nguyên liệu dầu ăn nhập khẩu

07/06/2017 14:09
07-06-2017 14:09:54+07:00

ĐHĐCĐ TAC: Dựa vào KDC, Tường An không còn lo về nguyên liệu dầu ăn nhập khẩu

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 tổ chức sáng ngày 07/06, đại diện CTCP Dầu thực vật Tường An (HOSE: TAC) cho biết sẽ không lo về việc nhập khẩu nguyên liệu dầu ăn. Năm 2017, Tường An đặt kế hoạch lợi nhuận cao gấp đôi năm trước với 165 tỷ đồng.

ĐHĐCĐ TAC đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 với doanh thu 4,373 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm trước, theo mức bình quân tăng trưởng của ngành dầu. Lợi nhuận trước thuế dự kiến cao gần gấp đôi năm 2016 với 165 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức 16%.

Đại diện TAC cho biết đây là con số thách thức cho HĐQT. Giải thích thêm về kế hoạch kinh doanh năm 2017, TAC cho biết doanh thu không tăng trưởng nhiều vì Công ty đang trong quá trình tái cấu trúc sản phẩm và tập trung sản phẩm có biên lợi nhuận cao, khai thác từ lợi thế của CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC).

TAC cho biết đã chính thức gia nhập KDC (nắm 65% vốn) nên năm 2017 sẽ có nhiều thay đổi để theo kịp sự phát triển của KDC. Năm 2017 Công ty sẽ tiếp tục hoàn thiện và thay đổi hệ thống phân phối từ mô hình “sell in” thành “sell out”. Công ty sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục tại Nhà máy Dầu Vinh, bổ sung thiết bị cho Nhà máy Dầu Phú Mỹ.

Công ty dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành cho người lao động (ESOP) trong năm 2017.

ĐHĐCĐ thường niên 2017 của CTCP Dầu thực vật Tường An sáng ngày 07/06/2017.

Về kết quả kinh doanh năm 2016, TAC đạt doanh thu gần 3,980 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2015 nhưng lợi nhuận trước thuế giảm 4% xuống 84 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức 16% bằng tiền mặt.

Đại diện TAC cho biết thị trường dầu ăn mỗi năm tăng trưởng 6%, đạt hơn 1.3 tỷ USD vào năm 2016. Trong phân khúc dầu và chất béo, dầu thực vật và dầu hạt vẫn chiếm vị trí lớn nhất với hơn 90% phân khúc này. Riêng thị phần dầu ăn của Tường An hiện là 19%. 

Việc sản xuất dầu ăn tại Việt Nam gồm 70% nguyên liệu thô nhập từ nước ngoài (chủ yếu là dầu cọ nhập từ Malaysia, Indonesia). Với lo lắng của cổ đông về việc lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu dầu cọ, bà Nguyễn Thị Xuân Liễu – Thành viên HĐQT TAC cho biết Việt Nam đang từng bước hội nhập thế giới, sự giao thương về nguyên liệu và thành phẩm là điều bình thường hiện nay. Tại Việt Nam, điều kiện canh tác nguyên liệu dầu cọ chưa thuận lợi về thời tiết cũng như thổ nhưỡng. Tường An đã có thâm niên bán dầu 40 năm trên thị trường Việt Nam với nguyên liệu dầu cọ là sản phẩm thiết yếu trên thị trường (Việt Nam vẫn là thị trường dầu cọ chủ lực tại Malaysia, Indonesia).

Tuy nhiên, Tường An sẽ không lo về việc phục thuộc nguyên liệu vì dựa vào KDC hiện đang chiếm trên 30% thị trường dầu Việt Nam, cục diện thị trường dầu đã thay đổi và KDC có thể kiểm soát được nhiều thứ. Theo đó, KDC hỗ trợ Tường An về phân phối, phương pháp đánh giá tình hình trong từng thời kỳ, kiểm soát nhà cung cấp, nắm được quy luật diễn biến giá dầu, tỷ giá, trữ lượng tồn kho...

Về nhân sự, ĐHĐCĐ đã bầu HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 (trong đó có 4/5 thành viên đến từ KDC) gồm bà Nguyễn Thị Hạnh (Phó TGĐ KDC), bà Nguyễn Thị Xuân Liễu (Phó TGĐ KDC, Thành viên HĐQT kiêm TGĐ Vocarimex), ông Trần Lệ Nguyên (Thành viên HĐQT kiêm TGĐ KDC, Thành viên HĐQT Vocarimex), ông Kelly Yin Hon Wong (Phó TGĐ Tài chính KDC) và ông Hà Bình Sơn (TGĐ TAC).

Đồng thời, cổ đông nhất trí việc TAC sẽ dời địa chỉ trụ sở chính từ 48/5 Phan Huy Ích (Quận Tân Bình) sang 138-142 Hai Bà Trưng (Quận 1, TPHCM) – cũng là trụ sở của KDC./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chưa hết khó khăn, Xi măng Bỉm Sơn nối dài chuỗi thua lỗ

CTCP Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) cho biết nhu cầu sử dụng xi măng bao đang dần thấp hơn xi măng rời, tiếp tục làm giảm lợi thế và thương hiệu xi măng của Công ty...

Bầu Đức bán Bệnh viện cho ai?

Cuối năm 2023, bầu Đức cho biết chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ gốc trái phiếu, chính thức loại bỏ...

ACV sẽ vay 1.8 tỷ đô để đầu tư dự án sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) dự kiến vay 1.8 tỷ USD từ ba ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank và BIDV để tài trợ cho dự án sân bay...

Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, Danh Khôi Holdings bị xử phạt

Ngày 04/05/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư Danh Khôi Holdings về hành vi...

Các hãng hàng không Việt chi bao nhiêu để thuê máy bay mỗi năm?

Trong những năm gần đây, ngành hàng không đã chứng kiến một xu hướng đáng chú ý: Chi phí thuê máy bay ngày càng tăng, trong khi lượng cung máy bay không tăng nhiều...

Thị trường thuận lợi, công ty chứng khoán lại có một quý “hốt bạc”

Quý 1/2024, lợi nhuận của các công ty chứng khoán (CTCK) đạt mức cao thứ 3 trong lịch sử.

Đạm Hà Bắc tiếp tục có lãi nhờ tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ

Kết thúc quý 1, CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (UPCoM: DHB) tiếp tục báo lãi dù cùng kỳ lỗ gần 130 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Công ty thực chất...

Sau lần 1 bất thành, Gilimex còn gì để "khoe" với ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 2?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của Gilimex không thể diễn ra vào ngày 05/05 do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự. Với việc lãi trở lại trong quý 1/2024, nhờ động lực...

Không còn tiền đền bù va chạm, Cảng Hải Phòng kinh doanh ra sao trong quý 1?

CTCP Cảng Hải Phòng (UPCoM: PHP) khép lại quý 1/2024 với lãi thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 219 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Nhưng do cùng kỳ phát sinh tiền...

BV Land cùng hai doanh nghiệp bị phạt do vi phạm liên quan đến công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt 3 công ty do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Trong đó, phạt nặng nhất CTCP BV Land (UPCoM: BVL) số...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98