Doanh nghiệp không chịu lớn hay lớn không nổi?

24/06/2017 10:46
24-06-2017 10:46:40+07:00

Doanh nghiệp không chịu lớn hay lớn không nổi?

Mất 5 năm để xin giấy phép đủ điều kiện, cơ chế xin cho, chi phí đè nặng khiến doanh nghiệp không lớn nổi và không chịu lớn. Yêu cầu cấp thiết: trả lại quyền kinh doanh cho doanh nghiệp.

Các chuyên gia tại diễn đàn “Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2017” do Bộ KH&ĐT tổ chức sáng 22-6 kiến nghị cần cắt giảm chi phí, thêm ưu đãi vốn và nguồn lực khác, quyết liệt gỡ bỏ các rào cản chính sách, những điều kiện đầu tư kinh doanh không hợp lý.

Doanh nghiệp không chịu lớn

Theo bà Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Đăng ký kinh doanh, với việc hàng ngàn điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh. Tính đến 22-6-2017 có 61.200 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, theo bà Minh môi trường kinh doanh so với các nước trong khu vực vẫn còn khoảng cách lớn và các doanh nghiệp đang phải gánh nhiều chi phí không chính thức. 

Ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, cho rằng nhiều rào cản pháp lý đang gây khó khăn cho doanh nghiệp như các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, phòng cháy chữa cháy, tiếp cận đất đai, thị trường, tín dụng.

Hệ quả, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế VCCI, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừa với vốn bình quân 18 tỉ đồng, chỉ 3% có quy mô lớn.

“Phần lớn doanh nghiệp đều hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, xây dựng mà ít tham gia lĩnh vực chế biến, chế tạo. Doanh nghiệp cũng ngày càng có ít niềm tin để mở rộng quy mô” - ông Tuấn nói.

Cơ chế xin - cho phải được loại bỏ

Để hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp, ông Hồ Sỹ Hùng cho rằng giải pháp ngắn hạn là cần tập trung giảm chi phí trên cơ sở cải cách thủ tục hành chính, giảm nhũng nhiễu, phiền hà. Gắn với đó cần có chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn, tín dụng trên cơ sở doanh nghiệp phải cải thiện năng lực quản trị, minh bạch hoạt động, trình độ quản lý.

Đặc biệt, theo ông Hùng, về dài hạn cần trả lại quyền kinh doanh đúng nghĩa của doanh nghiệp, gạt bỏ những rào cản liên quan đến các điều kiện kinh doanh đang cản trở khối này phát triển.

Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cần tập trung tháo gỡ những nút thắt về điều kiện kinh doanh đang cản trở doanh nghiệp bởi mọi yêu cầu cải cách hiện mới chỉ mới “đôn đốc”, “thúc giục” các cơ quan thực hiện, chứ chưa có cải cách thực sự và nhiều bộ ngành vẫn muốn giữ quy định vì liên quan đến lợi ích ở đó.

Ông Hiếu cho rằng Chính phủ cần thành lập một cơ quan thực hiện nhiệm vụ rà soát, xóa bỏ các giấy phép không phù hợp, quy định bất hợp lý đang tạo rào cản với doanh nghiệp. Kinh nghiệm cho thấy muốn cải cách giấy phép kinh doanh thành công phải thực hiện theo cách tiếp cận áp đặt từ trên xuống, còn nếu tiếp tục giao việc này cho các bộ, ngành và cơ quan liên quan thực hiện sẽ không thành công.

Ông Đậu Anh Tuấn đề xuất Chính phủ cần chủ động cải cách thể chế, chấm dứt cơ chế xin - cho, bao cấp vì cơ chế này chỉ mang lại lợi ích cho người nắm quyền trong bộ máy nhà nước. Những yêu cầu thực hiện trong nghị quyết chỉ mang tính kêu gọi, đôn đốc là không phù hợp, “lỗi thời”, mà phải yêu cầu cải cách quyết liệt từ chính các bộ máy thông qua cơ chế giám sát, ràng buộc trách nhiệm.

Mất 5 năm để xin phép điều kiện kinh doanh?

Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện CIEM, dẫn chứng từ thực tế cho biết trong 243 điều kiện đầu tư kinh doanh được đưa ra có những quy định yêu cầu doanh nghiệp phải xin giấy phép trong 5 năm. Theo ông Hiếu, quy định như vậy đã gây ảnh hưởng lớn, tạo rủi ro và tác động đến hiệu quả đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170623/doanh-nghiep-khong-chiu-lon-hay-lon-khong-noi/1336437.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...

'Nhiều tập đoàn công nghệ lớn muốn đầu tư ngành bán dẫn tại Việt Nam'

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu muốn đầu tư vào ngành điện tử, chip, bán dẫn tại Việt Nam.

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98