“Đòi” Chính phủ danh sách vi phạm trong quản lý ngân sách

12/06/2017 08:22
12-06-2017 08:22:23+07:00

“Đòi” Chính phủ danh sách vi phạm trong quản lý ngân sách

Sáng 12/6 Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.

Đại biểu Quốc hội đề nghị phải đặt ra trách nhiệm, tiêu chí để thực hiện các kiến nghị về xử lý tài chính đối với niên độ năm 2015 đã nêu trong báo cáo kiểm toán (38.775 tỷ đồng).

Dù là xem xét "chuyện đã rồi" như nhận xét của một số vị đại biểu nhưng đây là vấn đề được quan tâm tại kỳ họp này, khi Kiểm toán Nhà nước ngay từ đầu kỳ họp đã gửi đến các vị đại biểu báo cáo với nhiều sai phạm bất cập trong chi tiêu ngân sách.

Sau đó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam kiểm tra thông tin về những vi phạm báo chí đã nêu trong hai lĩnh vực này.

Trong báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tổ, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết lấy thông tin từ Kiểm toán Nhà nước, đại biểu đề nghị phải đặt ra trách nhiệm, tiêu chí để thực hiện các kiến nghị về xử lý tài chính đối với niên độ năm 2015 đã nêu trong báo cáo kiểm toán (38.775 tỷ đồng).

Nhìn số thu, đại biểu vẫn nêu những hạn chế cũ, đó là các khoản thu chưa mang tính bền vững và chưa xuất phát từ nội lực phát triển của nền kinh tế. Số vượt thu trong năm 2015 chủ yếu là do tăng thu từ tiền sử dụng đất (29.994 tỷ đồng) và thu từ cổ tức, lợi nhuận còn lại từ các doanh nghiệp nhà nước. Các khoản thu từ đất đai, tài nguyên còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách. Đây là các khoản thu không tái tạo cho năm sau.

Một số ý kiến cho rằng, hiện nay chưa có giải pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng trốn thuế, nợ đọng về thuế, tình trạng khai man, trốn thuế ở khu vực ngoài quốc doanh và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng nợ đọng thuế do ngành thuế quản lý vẫn còn lớn, chiếm 10,57% so với tổng thu nội địa (không kể đầu thô). Trong đó tình trạng nợ thuế vẫn lặp lại kịch bản như các năm trước đây.

Nhận xét về chi ngân sách, nhiều vị đại biểu cho rằng, còn tồn tại nhiều vấn đề như chi không đúng định mức, thất thoát, lãng phí, chi sai chế độ, phân bổ chậm không đúng đối tượng đã xảy ra nhiều năm nhưng chậm được khắc phục.

Đại biểu cũng sốt ruột khi chi thường xuyên quá lớn, không còn dư địa cho chi đầu tư phát triển, nhưng vẫn để xảy ra tình một số khoản chi không đạt dự toán.

Một số vị đại biểu "phê" công tác phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước rất chậm và giao thành nhiều lần, không đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước. Đặc biệt, Chính phủ giao phần vốn ODA năm 2015 quá chậm, cụ thể là đến ngày 21/4/2017 mới giao bổ sung dự toán 30.000 tỷ vốn ODA năm 2015.

Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân của việc giao chậm và cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong thời gian tới để kịp thời giao cho các đối tượng thụ hưởng - báo cáo nêu rõ.

Đề nghị Chính phủ cần có giải pháp để khắc phục triệt để, đại biểu cũng yêu cầu đồng thời làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, các địa phương, bộ ngành và Quốc hội trong việc để xảy ra thất thoát, lãng phí trong điều kiện ngân sách ngày càng hạn hẹp.

Chính phủ cần ban hành nghị quyết để xử lý trình trạng này - báo cáo nêu ý kiến đại biểu.

Tổng thư ký cho biết, có đại biểu cho rằng, việc thu - chi không đúng quy định là có liên quan đến người đứng đầu. Đại biểu đề nghị làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu và Chính phủ cần rà soát và có trả lời thích đáng cho vấn đề này.

Đáng chú ý, đại biểu chỉ rõ, trong năm 2016 khi phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014, Quốc hội đã ban hành nghị quyết 21/2016/QH14 để yêu cầu kiểm điểm, xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý điều hành ngân sách nhà nước và yêu cầu phải báo cáo kết quả với Quốc hội về việc này.

Nhưng hiện nay việc báo cáo này chưa cụ thể, đề nghị Chính phủ cần làm rõ hơn, chi tiết hơn, đưa ra danh sách, số liệu cụ thể gắn với công tác cán bộ và xử lý kỷ luật đối với các cán bộ để xảy ra sai phạm, đảm bảo thực hiện nghiêm nghị quyết của Quốc hội.

Có đại biểu đề nghị Bộ Tài chính lập bản tin nợ công năm 2015 theo quy định của Luật Quản lý nợ công về việc báo cáo thông tin và công khai thông tin về nợ công - Tổng thư ký cho biết.

http://vneconomy.vn/thoi-su/doi-chinh-phu-danh-sach-vi-pham-trong-quan-ly-ngan-sach-20170611090733798.htm





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Tài chính lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% và gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân.

VCCI: Doanh nghiệp ra nước ngoài mở công ty vì bị áp thuế VAT 10%

VCCI phản ánh không ít doanh nghiệp Việt lập thêm công ty ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm giảm nghĩa vụ thuế.

Ngành thuế yêu cầu đánh giá hiệu quả thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Tổng cục Thuế cho biết đã có công văn đề nghị các Cục Thuế có các kế hoạch cụ thể tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử...

Vụ án Thuduc House: Cựu Phó cục trưởng cục Thuế TP.HCM được giảm 1 năm tù

Liên quan đến vụ án Thuduc House, phiên phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh (cựu Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM) được giảm từ 4 năm xuống còn 3 năm tù giam.

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng...

Tiếp thị liên kết chịu thuế thu nhập hàng tỉ đồng: Tồn thuế hay bị truy thu oan?

Nhiều cá nhân làm tiếp thị liên kết (affiliate) cho các sàn thương mại điện tử và một số mạng lưới gần đây kiểm tra thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trên ứng dụng eTax...

4 tháng đầu năm, ngân sách Nhà nước bội thu hơn 211 nghìn tỷ đồng

Số liệu từ Tổng Cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10.1% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4.4%. Như vậy...

Đề xuất giảm thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế GTGT, đồng thời đề xuất tiếp tục giảm thuế này trong 6 tháng cuối năm 2024.

Ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng của hơn 120 triệu tài khoản cá nhân

Cơ quan thuế nắm dữ liệu của hơn 121 triệu tài khoản cá nhân và 9 triệu tài khoản tổ chức tại 96 ngân hàng thương mại.

Thu thuế hoạt động thương mại điện tử đạt 180 ngàn tỷ trong hai năm qua

Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau: Năm 2022 doanh...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98