Cuộc khủng hoảng mang tên "đồng USD" sẽ quay trở lại châu Á?

05/07/2017 13:30
05-07-2017 13:30:00+07:00

Cuộc khủng hoảng mang tên "đồng USD" sẽ quay trở lại châu Á?

Trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình viếng thăm Hồng Kông nhân dịp 20 năm trung tâm tài chính này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc, thì một “lễ kỷ niệm” 20 năm khác đã bị bỏ qua, Bloomberg cho hay.

 

Có thể đoán trước được rằng sẽ không có kế hoạch ăn mừng nào dành cho đợt sụp đổ của đồng baht Thái vào ngày 02/07/1997, vì nếu như sự trao trả Hồng Kông là một sự kiện rất quan trọng thì cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, từng lan nhanh từ Bangkok và Kuala Lumpur sang Jakarta và Seoul, lại là điều không ai muốn nhớ tới. Cuộc lây lan đó không những “nghiền nát” các đồng tiền châu Á mà còn phá hủy nghiêm trọng các hệ thống ngân hàng chưa đủ tiềm lực bằng cách hạn chế khả năng trả nợ bằng ngoại tệ của người đi vay.

Diễn viên chính trong vở bi kịch đó là đồng USD. Với các đồng tiền châu Á được neo theo đồng USD, các khoản vay bằng đồng bạc xanh khi đó là cách mà cả giới ngân hàng lẫn các công ty châu Á không phải trong ngành ngân hàng tài trợ cho bản thân mình. Số nợ mà các ngân hàng Mỹ cho khu vực châu Á -Thái Bình Dương vay đã tăng hơn gấp ba, lên 75 tỷ USD, trong chưa đầy một thập kỷ. Do vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi trước năm 1998, khoảng 58% trong tất cả các khoản nợ ngân hàng ở Indonesia là “có vấn đề”.

Indonesia là một ví dụ hay về việc mọi thứ đã thay đổi nhiều như thế nào. Trong vài năm qua, quốc gia sản xuất hàng hóa này đã phải hứng chịu hậu quả của vấn đề giá giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng nước này là có thể quản lý được, khi chỉ ở mức 3%. Nói rộng ra hơn, các tổ chức tài chính của khu vực này hiện nay khá mạnh, với nguồn vốn và thanh khoản đang khiến phương Tây phải ghen tỵ, và một lượng tiền gửi khổng lồ giúp họ ít phụ thuộc hơn vào nguồn vốn từ nước ngoài.

Dù vậy, không phải mọi thứ đều “màu hồng”. Ấn Độ, quốc gia thoát được những tàn phá của năm 1997, cũng đã bỏ lỡ các cuộc cải cách ngân hàng sau đó. New Delhi đang phải sửa lại các quyền của chủ nợ vào thời điểm này, vì các ngân hàng ở quốc gia này hiện “ngập” trong 180 tỷ USD nợ xấu.

Ngoài ra, một số cải cách, chẳng hạn như “thuần hóa” các chaebol Hàn Quốc, là nằm ngoài khả năng của các chính trị gia, trong khi một số con nợ, như tập đoàn Bakrie do gia đình chính trị gia Indonesia Aburizal Bakrie kiểm soát, lại tỏ ra bất cẩn hơn bao giờ hết. Trong cuộc khủng hoảng năm 1997, gia đình này đã bị “bay” mất 97% cổ phần của họ ở tập đoàn này trong khi những chủ nợ cũng bị mất đến 80% trong vụ này. 20 năm sau, PT Bumi Resources, doanh nghiệp mũi nhọn chuyên khai thác than đá của tập đoàn này, đang trải qua một tái cơ cấu về nợ và trái phiếu mới của họ đã được tòa án chấp thuận.

Trong khi đó, tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc đã tạo ra những cơ hội tài chính lẫn nguy cơ tổn thương mới.

Các thị trường chứng khoán và bất động sản của Hồng Kông cũng như những ngân hàng của thành phố này hiện đang bị Trung Quốc kiểm soát nhiều hơn bao giờ hết. Với hầu hết các quốc gia châu Á, Trung Quốc là đối tác thương mại số 1. Ngân hàng thương mại và công nghiệp Trung Quốc thậm chí đã đặt chân vào được Phố Wall bằng cách trở thành một dealer tốt nhất trong các thỏa thuận mua lại, sánh vai với những ngân hàng lớn như Goldman Sachs.

Tuy nhiên, khi trọng tâm kinh tế của thế giới thay đổi, các ngân hàng có thể phải mang gánh nặng của một sự chuyển giao lộn xộn. Chẳng hạn, kế hoạch “Một vành đai một con đường” của ông Tập Cận Bình có thể sẽ kêu gọi những ngân hàng trong khu vực giúp cung cấp vốn cho những dự án ít hiệu quả về mặt kinh tế.

Tác động của Trung Quốc lên ngành ngân hàng cũng có thể có những chiều hướng khác. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng châu Á đã dần giảm bớt, một phần vì những năm phải thực hiện chính sách lãi suất thấp. Tuy vậy, mảng công nghệ tài chính (fintech), đặc biệt là thách thức do Baidu, Alibaba và Tencent mang đến, có thể làm cho lợi nhuận thấp trở thành tiêu chuẩn mới. Để giúp các ngân hàng có thể xoay sở được, Singapore đang cho phép các tổ chức cho vay của mình sử dụng vốn vào những doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực tài chính, điều mà trước đây họ từng cấm sau cuộc khủng hoảng châu Á.

Giữa vô số sự thay đổi, khả năng dễ bị tổn thương lớn nhất hiện nằm ở những gì giống như cách đây 20 năm: đó là đồng USD. Các khách hàng ở châu Á “hướng về xuất khẩu” vẫn muốn có đồng bạc xanh, và sự rút lui của các ngân hàng châu Âu khỏi ngành tài chính xuyên biên giới là một cơ hội lớn cho những ngân hàng nội địa để lấp đầy khoảng trống này và tiến hành toàn cầu hóa. Tuy nhiên, họ lại không có đủ lượng tiền gửi bằng USD.

Năm 2016, Goldman Sachs đã nhấn mạnh đến khoản chênh lệch trong hoạt động tài trợ bẳng ngoại tệ 300 tỷ USD ở 3 ngân hàng lớn của Nhật Bản và một sự thâm hụt tổng cộng 139 tỷ USD tại 4 ngân hàng hàng đầu của Trung Quốc. Gần đây, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã lặp lại cảnh báo này: lượng tài sản bằng đồng USD có giá trị 3.5 ngàn tỷ USD của các ngân hàng Nhật Bản hiện cao hơn các khoản nợ bằng đồng USD là 1 ngàn tỷ USD. Điều này cho thấy một sự phụ thuộc lớn vào nguồn tài chính của những tổ chức lớn./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98