Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Tp.HCM

26/07/2017 13:51
26-07-2017 13:51:44+07:00

Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Tp.HCM

Tp.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là đô thị hạt nhân của vùng; là trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics tầm quốc tế; trung tâm giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm văn hoá, tri thức sáng tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, công nghiệp công nghệ cao tầm khu vực.

Nội dung này được nêu ra tại hội nghị về điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Tp.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 ngày 25/7/2017.

Trước đó, Quy hoạch vùng Tp.HCM được phê duyệt năm 2008. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Tp.HCM. Theo đó, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam phối hợp với Công ty tư vấn của Đức triển khai.

Theo dự thảo đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Tp.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phạm vi vùng Tp.HCM gồm toàn bộ ranh giới hành chính Tp.HCM và 7 tỉnh xung quanh, gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang với tổng diện tích khu vực quy hoạch khoảng 30.404km2.

Vùng Tp.HCM được phân làm 4 tiểu vùng và các trục hành lang kinh tế trọng điểm. Cụ thể, tiểu vùng đô thị trung tâm bao gồm Tp.HCM và vùng phụ cận của các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Tp.HCM là đô thị hạt nhân trung tâm của vùng; Tp.Bình Dương là đô thị động lực phía bắc, Tp.Biên Hòa - Long Thành - Nhơn Trạch là vùng đô thị động lực phía Đông...

Tiểu vùng đô thị trung tâm có tốc độ và tỉ lệ đô thị hoá cao; nổi bật với các thế mạnh về công nghiệp công nghệ cao và chuyên sâu, đào tạo, y tế, đầu mối giao thương kết nối với quốc tế.

Đề án xác định, Tp.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là đô thị hạt nhân của vùng, có vai trò liên kết và hỗ trợ các đô thị trong vùng cùng phát triển. Là trung tâm giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm văn hoá, tri thức sáng tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, công nghiệp công nghệ cao tầm khu vực. Đồng thời là trung tâm du lịch, tài chính-thương mại và dịch vụ logistics tầm quốc tế.

Khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương (Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành) phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ, tài chính gắn với các trung tâm đầu mối đa phương tiện, tạo động lực phát triển cho khu vực phía Bắc của tiểu vùng đô thị trung tâm...

Khu vực phía Tây tỉnh Đồng Nai (Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành) phát triển kinh tế tổng hợp về dịch vụ, công nghiệp đa ngành, công nghệ cao.

Khu vực phía đông tỉnh Long An (Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc) phát triển đô thị sinh thái, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, có vai trò bảo vệ cảnh quan sinh thái và thoát lũ cho tiểu vùng đô thị trung tâm.

Tăng cường phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, công nghiệp đa ngành, công nghiệp chế biến nông sản; nông nghiệp công nghệ cao gắn với trung tâm giáo dục đào tạo, thương mại dịch vụ, trung chuyển hàng hóa nhằm giảm tải cho Tp.HCM.

Để tăng tính hiệu quả và khả thi của quy hoạch vùng, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Tp.HCM kiến nghị Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các ngành trong vùng tập trung thảo luận về cơ chế phối hợp, cơ quan quản lý phát triển vùng. Phải có cơ quan điều phối, vì yêu cầu của vùng là phối hợp tạo ra hiệu quả phát triển vùng.

Các bộ ngành Trung ương cần hỗ trợ hành lang pháp lý để thực hiện quy hoạch, bởi nếu không có hành lang pháp lý thực hiện thì quy hoạch sẽ khó đi vào thực tế. Đồng thời cần có cơ chế hợp tác trong vùng kết nối hạ tầng về giao thông, xây dựng cơ sở giáo dục đại học, xử lý rác liên vùng...

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, vùng Tp.HCM có dân số gần 19 triệu người, chiếm 21% dân số cả nước. Dự báo vùng Tp.HCM đóng góp khoảng 41,8% GDP, 51,04% kim ngạch xuất khẩu cả nước và 59,57% tổng thu ngân sách quốc gia. Đây còn là vùng động lực quan trọng nhất của cả nước.

Do vậy, vùng Tp.HCM phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vị trí để đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội cả nước và phía Nam có ý nghĩa quan trọng. Việc điều chỉnh quy hoạch vùng nhằm khai thác hết tiềm năng lợi thế, kết nối hạ tầng kinh tế xã hội nói chung, đặc biệt về giao thông. Sự phân công, hợp tác các địa phương trong vùng có ý nghĩa quan trọng để vùng phát triển.

Phó Thủ tướng yêu cầu, đề án cần nhấn mạnh tầm quan trọng và cơ hội của các tiểu vùng; dự báo các nguy cơ của việc tập trung dân số, phát triển chênh lệch giữa các vùng; tác động của thiên nhiên bất thường và đưa ra các khuyến nghị. Đồng thời làm rõ hơn yếu tố kết nối hạ tầng giao thông; xác định các dự án ưu tiên...

http://vneconomy.vn/thoi-su/dieu-chinh-quy-hoach-xay-dung-vung-tphcm-20170726071721282.htm





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hoàn thành hai cầu đi bộ kết nối Metro Bến Thành - Suối Tiên

Hai cầu đi bộ kết nối ga Khu Công nghệ cao và Bình Thái của Metro số 1 đã hoàn thiện kiến trúc, cơ điện…, dự kiến khai thác quý 4 năm nay khi dự án vận hành.

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2,000 km cao tốc

Chiều 28/04, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt...

Di dời, đốn hạ 185 cây xanh để triển khai dự án kết nối cho tuyến metro số 1

Các cây xanh đề nghị cấp phép chặt hạ, dịch chuyển thuộc mảng xanh đường Võ Nguyên Giáp khu vực ven Rạch Đá Đỏ, mảng xanh đường Võ Nguyên Giáp khu vực BOO, mảng...

Đề xuất gần 19.800 tỷ đồng đầu tư xây dựng Cầu Cần Thơ 2 vượt Sông Hậu

Dự án Cầu Cần Thơ 2 nếu được đầu tư sẽ góp phần tạo sự kết nối đồng bộ, thuận lợi với các cảng biển chính, khu đô thị lớn, khu công nghiệp, hệ thống logistics… khu...

Hà Nội sắp có thêm khu đô thị gần 630ha tại phía Bắc thành phố

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2,000, quy mô gần 630ha.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có nguy cơ không còn đơn vị vận hành

Ban Quản lý dự án Thăng Long đã có văn bản báo cáo xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền về nguồn kinh phí thực hiện vận hành tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Huyện Cần Giờ đã có kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện Cần Giờ đã được UBND TP HCM phê duyệt. Huyện có gần 200 ha đất đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.

5 gói thầu lớn dự án sân bay Long Thành sắp được đấu thầu

Theo chủ đầu tư dự án thành phần 3 sân bay Long Thành, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (UPCoM: ACV), sẽ có thêm 5 gói thầu thuộc dự án được đấu thầu...

Bắc Giang sắp xây dựng thêm khu công nghiệp rộng 170ha

Khu công nghiệp Thái Đào - Tân An ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Phương án sáp nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh, sắp xếp 94 xã ở Nghệ An

Tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ sáp nhập 3 đơn vị hành chính cấp huyện để mở rộng thành phố Vinh và sắp xếp 94 đơn vị hành chính cấp xã còn 45 đơn vị.

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98