Hơn 38 nghìn tỷ đồng đề nghị xử lý sau kiểm toán

24/07/2017 06:20
24-07-2017 06:20:00+07:00

Hơn 38 nghìn tỷ đồng đề nghị xử lý sau kiểm toán

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, các đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị về xử lý tài chính hơn 38.775 tỷ đồng, trong đó các khoản tăng thu hơn 11 nghìn tỷ đồng, các khoản giảm chi trên 16 nghìn tỷ đồng.

Chặn nguy cơ thất thoát hàng chục nghìn tỷ

Chiều 21/7, KTNN đã họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2016 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2015. Theo ông Trần Khánh Hòa, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN), trong giai đoạn 2011 - 2015, cả nước đã cổ phần hóa được 499 doanh nghiệp, số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo giá trị sổ sách đã được thoái 26.222 tỷ đồng, thu về 36.537 tỷ đồng.

Theo KTNN, việc thực hiện đề án còn chưa đáp ứng được tiến độ đề ra. Đặc biệt, kết quả kiểm toán tại 7 doanh nghiệp cho thấy, việc xử lý các vấn đề tài chính trước khi cổ phần hóa và định giá doanh nghiệp còn nhiều tồn tại, nhất là lựa chọn phương pháp định giá, xác định chi phí thương hiệu, lợi thế kinh doanh, giá trị các khoản đầu tư tài chính, giá trị quyền sử dụng đất...

Đáng lưu ý, qua kiểm toán đã xác định tăng giá trị thực tế vốn nhà nước hơn 20 nghìn tỷ đồng. Trong đó việc định giá theo phương pháp tài sản của 7 doanh nghiệp, KTNN đã xác định giá trị thực tế vốn nhà nước tăng hơn 5 nghìn tỷ đồng, điển hình như: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hơn 440 tỷ đồng, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam 388 tỷ đồng; Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp trên 1.333 tỷ đồng; Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam hơn 2 nghìn tỷ đồng...

Ngoài ra, nếu áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu đối với Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist và Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam, KTNN xác định giá trị vốn nhà nước tăng thêm so với phương pháp tính tài sản hơn 15 nghìn tỷ đồng.

Điều tra dấu hiệu mua bán hóa đơn

Theo kết quả kiểm toán, thu NSNN năm 2015 đạt hơn 998 nghìn tỷ đồng, vượt 9,6% (trên 87 nghìn tỷ đồng) dự toán. Tuy nhiên, tình trạng hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, từ đó tính thiếu thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách vẫn diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp, đơn vị được kiểm toán.

Theo ông Hòa, KTNN đã xác định số tiền phải nộp ngân sách tăng thêm hơn 11 nghìn tỷ đồng, trong đó một số đơn vị có kiến nghị nộp ngân sách lớn như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 2.054 tỷ đồng, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) 1.755 tỷ đồng; Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn (RESCO) 1.264 tỷ đồng...

Đặc biệt qua đối chiếu 1.653 người nộp thuế, KTNN đã kiến nghị các khoản phải nộp NSNN tăng thêm hơn 2 nghìn tỷ đồng. Cá biệt qua đối chiếu thuế, KTNN đã chuyển một vụ việc sang Cơ quan CSĐT, Bộ Công an để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật về các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự đối với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Dầu khí Hoàng Ngân về việc phát sinh một số giao dịch mua bán lớn bất thường, đáng ngờ, có dấu hiệu mua bán hóa đơn.

Cũng về thu ngân sách, báo cáo ngành kiểm toán cho thấy, một số cục thuế, chi cục thuế chưa quản lý hết các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh nhưng chưa đăng ký thuế. Ngoài ra, còn có tình trạng một số cục thuế chưa thực hiện xử phạt hoặc xử phạt chưa đầy đủ đối với các trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế, chưa yêu cầu người nộp thuế kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên danh bạ người nộp thuế.

KTNN chưa nhận được một văn bản chính thức nào

KTNN đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, các đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị về xử lý tài chính của KTNN trong năm 2016 đối với niên độ ngân sách 2015 là hơn 38.775 tỷ đồng, trong đó các khoản tăng thu hơn 11 nghìn tỷ đồng, giảm chi trên 16 nghìn tỷ đồng.

Đáng lưu ý, KTNN còn đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&ĐT kiểm điểm và xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong việc tự ý bố trí kế hoạch vốn cho 18 dự án không có cơ sở, trình phương án điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư nước ngoài chậm. Trước đó, ngoài Bộ KH&ĐT, còn một số đơn vị khác như Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao cũng có những phản ứng mạnh về kết luận kiểm toán.

Tuy nhiên, trả lời về vấn đề này tại buổi họp báo, phía KTNN khẳng định, đến thời điểm này, KTNN chỉ biết thông tin trên qua báo chí và chưa nhận được một văn bản chính thức nào. “Nếu nhận được văn bản, chúng tôi sẽ trả lời theo quy định. Tuy nhiên đến nay chúng tôi chưa nhận được bất cứ văn bản của Bộ KH&ĐT, GTVT, Y tế hay bất kỳ đơn vị được kiểm toán nào”, ông Hòa nhấn mạnh.

Về việc này, Phó Tổng KTNN Cao Tấn Khổng nói thêm, quá trình thực hiện kiểm toán luôn được làm rất nghiêm túc, căn cứ vào những bằng chứng sát thực, bằng văn bản cụ thể chứng minh, nếu không có là vi phạm pháp luật. “Mỗi kết luận kiểm toán ảnh hưởng đến sinh mạng chính trị của đối tượng được kiểm toán, là vấn đề đạo đức nghề nghiệp, đạo đức con người. Do vậy, khi công bố kết luận kiểm toán phải đúng từng câu, từng chữ chứ không thể nói gì thì nói được”, ông Khổng khẳng định.

Đáng lưu ý, qua kiểm toán đã xác định tăng giá trị thực tế vốn nhà nước hơn 20 nghìn tỷ đồng. Trong đó việc định giá theo phương pháp tài sản của 7 doanh nghiệp, KTNN đã xác định giá trị thực tế vốn nhà nước tăng hơn 5 nghìn tỷ đồng, điển hình như: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hơn 440 tỷ đồng, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam 388 tỷ đồng; Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp trên 1.333 tỷ đồng; Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam hơn 2 nghìn tỷ đồng...

http://www.tienphong.vn/kinh-te/hon-38-nghin-ty-dong-de-nghi-xu-ly-sau-kiem-toan-1169590.tpo





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các...

Phó Thủ tướng: Không đề xuất xử lý những dự án BOT do 'lỗi' của doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông; kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án do nguyên...

Thủy điện có còn dư địa để phát triển hay sẽ sớm bị thay thế?

Theo các chuyên gia năng lượng, với nguồn thủy điện dồi dào, Việt Nam có thể tiếp tục khai thác tối đa với tổng công suất đạt từ 30.000-38.000MW và điện năng có thể...

Người Việt Nam đánh giá cao du lịch bền vững

Hầu hết du khách Việt Nam được khảo sát đều đồng ý du lịch bền vững rất quan trọng và mong muốn hành trình của mình thân thiện với môi trường hơn trong năm tới.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng kháng cáo

Sau khoảng hơn 1 tháng xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Những điểm đáng chú ý trong Dự thảo về Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Dự thảo Nghị định DPPA tập trung vào việc mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng; giữa đơn vị phát điện và...

Thị trường tín chỉ carbon TP.HCM và những câu hỏi

Nắng nóng bao vây con người mọi lúc mọi nơi. Chưa bao giờ mà người dân khắp cả nước trải qua một kỳ nghỉ lễ 30/04-01/05… cháy bỏng như năm nay. Điều này đã thật sự...

4 tháng đầu năm 2024, cả nước mới giải ngân vốn đầu tư công hơn 115,000 tỷ đồng

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu Quốc hội đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98