Liệu các ngân hàng trung ương có dẫn dắt thế giới vào cuộc suy thoái mới?

21/07/2017 14:08
21-07-2017 14:08:54+07:00

Liệu các ngân hàng trung ương có dẫn dắt thế giới vào cuộc suy thoái mới?

Chuyên gia về trái phiếu, Bill Gross, đang lên tiếng cảnh báo về khả năng xảy ra các đợt nâng lãi suất và các tác động mà chúng có thể mang lại với nền kinh tế toàn cầu – vốn đang nợ nần chồng chất, CNBC cho hay.

Trong triển vọng định kỳ hàng tháng của mình, nhà quản lý quỹ trái phiếu Janus Henderson Advisors cho rằng lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới có thể nguy hiểm đối với sự hồi phục kinh tế thế giới. Nâng lãi suất sẽ gia tăng chi phí của các khoản nợ ngắn hạn mà các doanh nghiệp và cá nhân đang nắm giữ.

Nhà quản lý quỹ Janus Henderson Advisors, Bill Gross

Chỉ riêng Mỹ, các hộ gia đình đã nợ tới 14.9 ngàn tỷ USD, còn các doanh nghiệp nợ 13.7 ngàn tỷ USD, dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy.

Ông Gross cho biết: “Trong khi Chính phủ và Bộ Tài chính Mỹ có thể chi trả cho các khoản chi phí gia tăng, thì trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp và cá nhân đang mắc nợ lại không thể thanh toán hết nợ”.

Fed đang trong quá trình nâng lãi suất từ từ, và thị trường tài chính đang kỳ vọng cơ quan này sẽ nâng một đợt nữa trong năm nay. Bên cạnh đó, các ngân hàng trung ương khác đang giảm bớt các chương trình mua trái phiếu và các chương trình thanh khoản khác với mục đích bơm tiền vào nền kinh tế của họ.

Ông Gross lên tiếng cảnh báo rằng việc các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương tuân thủ theo các nguyên tắc “bất di bất dịch” về việc quyết định khi nào họ nên thắt chặt chính sách tiền tệ đã bóp méo chủ nghĩa tư bản với những hậu quả khó lường trong tương lai.

Chẳng hạn, ông bày tỏ nghi ngờ về quan điểm nâng lãi suất ngắn hạn vượt cả lãi suất dài hạn – một trường hợp được biết tới là đường cong lãi suất đảo ngược (inverted yield curve) – có thể dẫn tới sự suy thoái.

Ông Ross cho biết không nên xem nhẹ sự phụ thuộc vào các mô hình quá khứ trong kỷ nguyên chính sách tiền tệ bất thường. “Theo logic, trong một nền kinh tế nội địa và cả nền kinh tế toàn cầu đang không ngừng gia tăng đòn bẩy, chi phí tài trợ ngắn hạn không nên tăng lên bằng với lợi suất của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm, nếu không sẽ xảy ra suy thoái”.

Gross từng được biết tới là nhà sáng lập của công ty Pimco, từng là công ty quỹ trái phiếu lớn nhất trên thế giới. Sau đó ông đã rời bỏ công ty và hiện đang quản lý quỹ trái phiếu Janus Henderson Global Unconstrained Bond trị giá 2.1 tỷ USD – một quỹ có thành quả tồi tệ trong năm nay.

Tính tới thời điểm này trong năm 2017, quỹ của ông Gross chỉ thu tỷ suất sinh lời là 1.93%, thấp hơn so với mức 2.71% của chỉ số Bloomberg Barclays U.S. Aggregate Bond, dữ liệu từ Morningstar cho thấy. Còn S&P 500 đã tăng 10.5% trong năm 2017. Ông Gross đã khuyến nghị các nhà đầu tư tránh xa cổ phiếu và trái phiếu, thay vào đó là hãy nắm giữ các tài sản thực.

Ông vẫn tiếp tục cảnh báo về môi trường hiện tại, đặc biệt là khi các ngân hàng trung ương dường như chuẩn bị thắt chặt chính sách tiền tệ./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98