Lại đề xuất khống chế lãi vay khi tính thuế

21/08/2017 16:56
21-08-2017 16:56:37+07:00

Lại đề xuất khống chế lãi vay khi tính thuế

Một lần nữa, trong dự án một luật sửa năm luật thuế, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất phần chi trả lãi vay cho các khoản vay vốn vượt từ 4 đến 12 lần vốn chủ sở hữu, tùy vào lĩnh vực hoạt động sẽ không được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Đề xuất này từng được đưa ra từ năm 2015 và bị phản ứng từ nhiều phía.

Lần này, cũng giống như lần trước, Bộ Tài chính phân loại doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động để khống chế lãi vay.

Cụ thể, các doanh nghiệp sản xuất khi có phần chi trả lãi vay của khoản vay vốn vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu thì phần chi trả này sẽ không được tính vào chi phí được trừ.

Với các doanh nghiệp ở lĩnh vực khác, định mức để khoản lãi vay được tính vào chi phí hợp lệ là khoản vay không được vượt quá 4 lần vốn chủ sở hữu.

Riêng các lĩnh vực đặc thù như tín dụng, ngân hàng thì tỷ lệ tối đa là không quá 12 lần vốn chủ sở hữu.

Cũng như lần trước, Bộ Tài chính trong báo cáo thuyết trình về dự án luật cho rằng, cần bổ sung quy định về khống chế chi phí lãi tiền vay trong Luật Thuế TNDN có mục tiêu là đảm bảo lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp và của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy việc tái cơ cấu kinh tế, chống chuyển giá.

Theo đó, Luật Thuế TNDN hiện hành không có quy định này khiến tình trạng vốn mỏng, doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn đi vay, trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu ít rất phổ biến, dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính của chính họ.

Không những vậy, còn làm ảnh hưởng đến thu ngân sách do chi phí lãi vay cao đang là một “bùa hộ mệnh”, một lý do chính đáng để nhiều doanh nghiệp kê khai, báo lỗ, không đóng thuế nhưng lại không ngừng mở rộng.

Bộ này cũng tiếp tục viện dẫn các “thông lệ quốc tế”, khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Điểm khác của hai lần đề xuất này chỉ là thời điểm áp dụng. Ở lần đề xuất trước, thời điểm áp dụng được tính là ngay từ đầu năm 2016, các doanh nghiệp sản xuất đã bị khống chế ở tỷ lệ 5:1; lĩnh vực khác là 4:1. Và từ 1-2019 thì tỷ lệ khống sẽ giảm lần lượt còn 4:1 và 3:1. Riêng tổ chức tín dụng đã có pháp luật chuyên ngành quy định về tỷ lệ khống chế thì thực hiện theo quy định đó.

Ở đề xuất lần này, thời điểm áp dụng là 1-1-2019 và không điều chỉnh sau đó.

Còn nhớ, ở lần đề xuất trước, Bộ Tài chính nhận được ý kiến của rất nhiều phía, từ doanh nghiệp, công ty kiểm toán đến chuyên gia kinh tế. Cuối cùng, đề xuất này không được đưa ra Quốc hội thông qua.

http://www.thesaigontimes.vn/163825/Lai-de-xuat-khong-che-lai-vay-khi-tinh-thue.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TP HCM yêu cầu ngân hàng kiểm tra các đại lý thu đổi ngoại tệ

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM yêu cầu các tổ chức tín dụng cần tổ chức thực hiện kiểm tra các đại lý đổi ngoại tệ được ủy quyền; kiểm tra, kiểm soát hoạt động...

Lãi suất hạ nhiệt, người dân bắt cơ hội vay mua nhà, đầu tư kinh doanh

Lãi suất hạ nhiệt, dòng tín dụng được khơi thông cùng chính sách cho vay hấp dẫn từ các ngân hàng đang giúp người dân có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn...

Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 23 lần GDP

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số quốc gia ngành ngân hàng đã đạt được một số kết quả tích cực, nổi bật. Tỉ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đã đạt...

Tăng lãi suất sẽ là xu hướng trong dài hạn?

Đầu tháng 5, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng bắt đầu tăng trên diện rộng và ở tất cả các kỳ hạn.

Nhiều ngân hàng có trên 90% giao dịch được thực hiện trên kênh số

Nhiều nghiệp vụ ngân hàng cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví...

Một mã cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng tăng

Mới đây, Công ty chứng khoán DNSE đưa ra dự báo giá cổ phiếu của một ngân hàng vừa “chào sàn” HOSE trong quý 1 năm 2024 sẽ tăng trong thời gian tới.

174 nghìn tỷ đã giải ngân theo chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại TPHCM

Sau 4 tháng triển khai kể từ đầu năm 2024 đến nay, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo cụm, khu vực trên địa bàn TPHCM đã phát huy hiệu quả và có...

Shinhan Bank: Cắt giảm lãi suất có thể gây ra áp lực tăng giá cả và biến động tỷ giá hối đoái

Bước sang giai đoạn tiếp theo của năm 2024, nền kinh tế và tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng thích ứng với...

LPBank muốn đổi tên tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Bank"

Ngân hàng muốn đổi tên đầy đủ tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Joint Stock Commercial Bank". Tên viết tắt tiếng Anh vẫn giữ nguyên là LPBank.

Giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng

Tại dự thảo thông tư thay thế Thông tư 11 năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98