Triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

22/08/2017 06:38
22-08-2017 06:38:22+07:00

Triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng.

Quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 đã được Quốc hội thông qua, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; phấn đấu đạt tăng trưởng GDP 6,7% và các chỉ tiêu tăng trưởng của từng ngành, lĩnh vực theo kịch bản đã đề ra, coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của từng Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, tài khóa, thương mại, đầu tư để kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng; không được chủ quan trong điều hành; tập trung theo dõi sát tình hình quốc tế, trong nước để có đối sách phù hợp, kịp thời; chú ý những diễn biến nhanh, phức tạp về tình hình thế giới, khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta và tình hình thiên tai, bão lũ đang tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều vùng, địa phương trong cả nước.

Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi; tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; kịp thời xử lý những rào cản, kiến nghị; rà soát, cắt giảm tối đa các khoản chi phí cả chính thức và không chính thức, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Tập trung chỉ đạo bảo đảm tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng; phấn đấu tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 21%. Sử dụng linh hoạt các công cụ thuế, tín dụng để hỗ trợ tăng đầu tư và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Xử lý kịp thời các vướng mắc về thuế, phí; tăng cường các hoạt động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch.

Tăng cường kỷ luật tài chính - NSNN; tập trung chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá; triệt để tiết kiệm chi, bảo đảm hiệu quả và theo dự toán được duyệt, kể cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính về thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội...

Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu để giảm nhập siêu

Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu để giảm nhập siêu; tăng cường xuất khẩu dịch vụ tại chỗ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, trong đó lưu ý các mặt hàng và thị trường trọng điểm. Có các biện pháp hiệu quả kiểm soát nhập khẩu, nhất là áp dụng những rào cản kỹ thuật, đúng quy định của pháp luật và phù hợp các cam kết quốc tế.

Thúc đẩy tiêu dùng và thị trường phát triển trong nước; nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, tạo niềm tin cho người tiêu dùng; phát triển sản xuất và phân phối những hàng hóa trong nước có chất lượng tốt, thay thế hàng nhập khẩu. Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn, bảo đảm hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn đã đề ra cho năm 2017; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình trì hoãn, làm chậm cổ phần hóa, thoái vốn và những sai phạm.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ tình hình, có phương pháp tính GDP phù hợp, xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 và những năm tiếp theo trên nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ, khả thi và phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Áp lực lạm phát lên chính sách chưa cao và sẽ giảm dần

Mức tăng CPI tuy gần chạm mốc 4,5% mục tiêu, nhưng không quá tiêu cực và áp lực đối với chính sách, bao gồm chính sách tiền tệ, sẽ giảm dần từ quý III/2024.

"Nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước"

Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, để triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để Luật Đất đai...

Họp báo Chính phủ: Kết quả 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình KTXH tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực. Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2024...

Thủ tướng yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1-7-2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế...

Chính phủ yêu cầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong mọi tình huống

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước, chủ động thực hiện theo...

Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động

Sau khi miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ, Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét nội dung công tác nhân sự.

PMI tháng 4/2024: Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản suất tăng mạnh trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98