Chuyện gì đang diễn ra tại CMI?

22/09/2017 15:41
22-09-2017 15:41:15+07:00

Chuyện gì đang diễn ra tại CMI?

Từ mức lãi 6 tháng đầu năm 2017 là 1.4 tỷ đồng thì sau soát xét, CMI bị lỗ gần 7 tỷ đồng kèm theo đó là ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán. Theo giải trình của CMI thì Công ty đang ở trong tình trạng khá bế tắc và mặc dù giá cổ phiếu bèo bọt nhưng những động thái gần đây cho thấy CMI đang tính chuyện huy động vốn.

Nợ xấu tại ngân hàng, nợ thuế - bảo hiểm xã hội, hóa đơn bị đình chỉ sử dụng

Theo CTCP CMISTone Việt Nam (HNX: CMI), sở dĩ sau soát xét lợi nhuận 6 tháng âm gần 7 tỷ đồng là do đơn vị kiểm toán tính lại giá vốn tăng hơn 3 tỷ đồng; chi phí tài chính, bán hàng và quản lý đều tăng thêm vài chục đến vài trăm triệu đồng. Đặc biệt, chi phí khác tăng mạnh nhất với gần 6 tỷ đồng, nâng mức tổng chi phí tính lại tăng thêm hơn 9.4 tỷ đồng. Còn doanh thu tài chính và doanh thu khác cũng tăng hơn 1 tỷ đồng. Trong khi trước đó CMI chưa hạch toán hết các khoản chi phí cũng như thu nhập khác vào kết quả kinh doanh theo quy định hiện hành. Theo đó, CMI thừa nhận số liệu tính toán của đơn vị kiểm toán là đúng quy định của Luật Kế toán và Kiểm toán.

Lý giải về việc kinh doanh thua lỗ 6 tháng đầu năm, CMI cho biết mới đầu tư xây dựng xong dự án nhà máy sản xuất đá Marble CMIStone tại Nghệ An, do đó thiếu vốn lưu động nên công tác sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm chưa được sử dụng, khai thác hết công suất. Ngoài ra, việc đầu tư nhà máy chủ yếu dùng vốn vay ngân hàng, do thời gian đầu tư kéo dài dẫn đến các khoản nợ đến hạn, quá hạn phát sinh ngày một tăng. Kéo theo đó là các khoản chi phí lãi vay, lãi phạt, tiền chậm nộp thuế, bảo hiểm xã hội... cũng tăng khiến kết quả kinh doanh thấp.

CMI tiết lộ thêm, hiện Công ty đang gặp khó khăn do có nợ xấu tại ngân hàng (trên 70 tỷ đồng), nợ thuế và bảo hiểm xã hội (trên 30 tỷ đồng), trong khi các tài sản đảm bảo đã thế chấp hết nên không thể thu xếp vốn tiếp qua ngân hàng, hóa đơn bán hàng cũng đang trong tình trạng bị đình chỉ sử dụng nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Thừa nhận các ý kiến ngoại trừ của kiểm toán

Kiểm toán đã cho ý kiến ngoại trừ về việc CMI chưa trích lập dự phòng khoản phải thu quá hạn thu hồi từ năm 2012 của CTCP Khoáng sản và Công nghiệp Hưng Thịnh số tiền hơn 9.3 tỷ đồng và Công ty chưa dự phòng tổn thất tài sản đối với dự án nhà máy chế biến bột đá Nam Cấm, Nghệ An có giá trị thanh lý nhỏ hơn sổ sách số tiền hơn 5.8 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán cho biết, nếu CMI dự phòng các khoản này thì khoản mục Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi giảm hơn 9.3 tỷ đồng, chỉ tiêu Chi phí xây dựng cơ bản dở dang trên bảng cân đối kế toán cũng giảm 5.8 tỷ đồng, chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ trước giảm hơn 15 tỷ đồng.

Về vấn đề này, CMI cho biết sẽ trích lập dự phòng vào kết quả kinh doanh quý 3 và 4/2017 theo đúng quy định.

Ý kiến ngoại trừ thứ hai, một số khoản công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán, vay ngắn hạn phát sinh từ các năm trước chưa được đối chiếu đến thời điểm cuối năm 2016 và cho đến thời điểm lập báo cáo này. Các khoản công nợ phải thu bên liên quan phát sinh từ nhiều năm trước cũng chưa được Công ty phân tích tuổi nợ, rà soát, đánh giá khả năng thu hồi để thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi (nếu có).

Bằng các thủ tục kiểm toán bổ sung, thay thế, đơn vị kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến về số dư nợ phải thu, phải trả nêu trên, cũng như số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập đối với nợ phải thu các bên liên quan tại thời điểm cuối năm 2016 và 30/06/2017 và ảnh hưởng của các vấn đề này đến báo cáo tài chính giai đoạn 6 tháng đầu năm 2017.

Đối với vấn đề này, CMI cho biết sẽ thực hiện nghiêm túc việc đối chiếu công nợ tại từng thời điểm, thực hiện phân tích tuổi nợ, đánh giá khả năng thu hồi nợ để trích lập dự phòng và có thuyết minh chi tiết công nợ trong báo cáo tài chính kỳ tới.

Ngoài ra, đơn vị kiểm toán cũng nhấn mạnh, tại thời điểm 30/06/2017, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của CMI âm 38.7 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 3 năm liên tục. Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về hoạt động liên tục của Công ty. Ngoài ra, Công ty hiện đang có một số dự án đầu tư trên khoản mục Chi phí xây dựng cơ bản dở dang được đầu tư từ nhiều năm trước với số tiền gần 28 tỷ đồng, đến thời điểm phát hành báo cáo này, HĐQT, Ban Giám đốc chưa đưa ra các quyết định về việc có tiếp tục triển khai các dự án này hay không.

Biến động dàn lãnh đạo chủ chốt, kế hoạch tiếp tục thua lỗ

Được biết, tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 hồi tháng 7 vừa qua, đại diện Quỹ PYN Elite Fund (nắm 907,200 cp CMI) đã có ý kiến nên miễn nhiệm Tổng Giám đốc Trần Thanh Hiệp (trước đó kiêm chức Chủ tịch) để thay đổi điều hành nhằm đưa Công ty phát triển. Theo đó, Đại hội đã thông qua việc miễn nhiệm ông Trần Thanh Hiệp.

Cũng tại Đại hội, cổ đông Phạm Uyên Nguyên không đồng ý sửa đổi Điều 2.2 của Điều lệ CMI, tuy nhiên cuối cùng vẫn được Đại hội thông qua. Được biết, Điều 2.2 là "Công ty có thể có hơn 1 người đại diện theo pháp luật. Số lượng người đại diện cụ thể do HĐQT quyết định".

Đại hội cũng đã bầu ra các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 gồm: Ông Nguyễn Hữu Chung, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Văn Hùng, Phạm Uyên Nguyên và Tôn Thiện Việt (Chủ tịch). Ban kiểm soát gồm: Ông Kiều Việt Cường, ông Nguyễn Vương Huynh và bà Trịnh Hải Lý.

Và vừa qua người đại diện theo pháp luật của CMI được đăng ký lại là Tổng Giám đốc Nguyễn Hữu Trung.

Năm 2017, CMI đặt kế hoạch tổng doanh thu 46.48 tỷ đồng và tiếp tục lỗ 16 tỷ đồng (năm 2016 lỗ 47 tỷ đồng). Bên cạnh đó, cổ đông cũng không thông qua việc thành lập Công ty TNHH 100% vốn thuộc CMI để giải quyết vấn đề về cơ cấu vốn vay cho Công ty để đẩy mạnh sản xuất.

Tuy nhiên, sau đó (tháng 8/2017) HĐQT CMI đã quyết định thành lập Công ty TNHH MTV CMI Việt Nam (100% vốn CMI). Công ty này sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ mảng sản xuất, kinh doanh đá ốp lát nhân tạo; ký hợp đồng trực tiếp với các đối tác...; nhận nợ lại toàn bộ các khoản đầu tư, vay vốn liên quan đến đầu tư vào nhà máy CMIStone Việt Nam... Đồng thời, CMI sẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi/cổ phiếu và dự kiến thu về 50 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động.

Cổ phiếu vào diện kiểm soát, Ủy viên HĐQT muốn thoái

Trước đó, ngày 06/09, cổ phiếu CMI vào diện bị kiểm soát và hạn chế giao dịch do vi phạm 4 lần nghĩa vụ công bố thông tin kể từ đầu năm 2017 đến nay và tiếp tục vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính bán niên soát xét 2017.

Điều đáng nói, dù mới trúng cử vào HĐQT CMI nhưng vừa qua ngày 16/08, Ủy viên HĐQT Phạm Uyên Nguyên đăng ký thoái hết hơn 367,000 cp, tương ứng 2.29% vốn tại đây. Tuy nhiên, ông Nguyên chỉ bán được 251,000 cp và lý do không thực hiện hết là "không công bố".

Cổ phiếu CMI liên tục đứng giá trong thời gian qua và chốt phiên giao dịch 22/09 dừng tại mức 3,600 đồng/cp, giảm gần 88% so hồi mới niêm yết. Tuy nhiên, so với giai đoạn cuối năm 2016, thời điểm gần đây thanh khoản cổ phiếu CMI sôi động hơn hẳn với bình quân 186,140 cp/ngày trong một tháng qua.

Biến động cổ phiếu CMI trong vòng 1 năm qua
Tài liệu đính kèm:
1.CMI_2017.9.21_5933abf_CV_so_45_ve_giai_trinh_KQKD_sau_kiem_toan_ban_nien_2017_bi_lo.pdf




MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tham vọng kế hoạch lãi 2024 tăng 90%, Eximbank chỉ thực hiện được 13% sau quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) cho thấy, Ngân hàng lãi trước thuế chỉ hơn 661 tỷ đồng...

Chủ tịch BAF: Đối thủ cạnh tranh chính là nhỏ lẻ, mảng Food là “sống còn” của tương lai

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2024, Chủ tịch BAF Trương Sỹ Bá cho biết Doanh nghiệp xác định mảng Food (nằm trong chuỗi 3F Feed - Farm - Food) là yếu tố cạnh tranh ở tương lai...

VietinBank lãi trước thuế quý 1 hơn 6,210 tỷ đồng, nợ dưới chuẩn gấp 2.7 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) lãi trước thuế hơn 6,210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so...

Vietjet đặt kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, CTCP hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững...

ĐHĐCĐ Imexpharm: Tăng cổ tức lên 20%, ETC là kênh rất quan trọng

ĐHĐCĐ 2024 của IMP thông qua mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên mức nền cao kỷ lục của năm ngoái, đồng thời tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông.

ĐHĐCĐ SIP: Tranh thủ tạo quỹ nhà xưởng cho thuê, cổ tức 2024 tối thiểu 10%

“Hiện nay, những khu công nghiệp có vị trí tốt gần khu vực TPCHM, nhu cầu thuê nhà xưởng là rất lớn. Mặc dù cần một số vốn lớn nhưng có thể khẳng định việc đầu tư...

Quý 1/2024, lãi sau thuế của GELEX Electric tăng 27.7% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, Công ty Cổ phần Điện lực GELEX (mã GEE - GELEX Electric) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 3,720 tỷ đồng, tăng 9%; lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ...

ĐHĐCĐ TPC: Kế hoạch 2024 lãi sau thuế 8 tỷ đồng, thanh lý bất động sản để bù lỗ

Sáng ngày 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng, gồm việc bán động sản (BĐS) tại Long An để bù...

GELEX: Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong quý 1/2024

CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Chủ siêu đô thị The Global City lãi khủng 5.3 ngàn tỷ nửa cuối năm 2023, ôm nợ hơn 102 ngàn tỷ

Sau một năm lỗ hơn 2.9 ngàn tỷ, năm 2023 vừa qua chủ siêu đô thị Sài Gòn Bình An (tên thương mại The Global City) còn lỗ gần 103 tỷ đồng. Kết quả này tương đối bất...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98