Doanh nghiệp dầu khí ứng phó với bão Tembin như thế nào?

25/12/2017 11:51
25-12-2017 11:51:42+07:00

Doanh nghiệp dầu khí ứng phó với bão Tembin như thế nào?

Ngay khi cơn bão số 16 có tên quốc tế là Tembin hình thành tại Philippines, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã yêu cầu các đơn vị thành viên có hoạt động dầu khí tại các khu vực có khả năng bão đi qua triển khai các phương án phòng chống bão và thực hiện chế độ ứng trực theo tình huống khẩn cấp 24/24h.

* Thủ tướng: có thể đóng giàn khoan tránh bão Tembin

Theo dự báo, bão Tembin là cơn bão mạnh nhất từ trước tới nay sẽ đổ bộ vào các tỉnh Nam Bộ trong ngày 26/12/2017.

Đến tối ngày 24/12, hoàn lưu của bão đã ảnh hưởng đến vùng biển nơi có hoạt động của nhiều lô dầu khí ngoài khơi phía Nam của Việt Nam.

Theo PVN, bắt đầu lúc 7h sáng ngày 24/12, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro cũng đã cho tiến hành sơ tán người từ các giàn nhẹ BK-4, BK-5, BK-6 và những người không tham dự vào quá trình sản xuất chính của các công trình còn lại như các nhà thầu, khách.

Các công việc khoan, khai thác, vận chuyển dầu, khí đều được dừng lại cùng với nhiều biện pháp an toàn, như: Bảo tồn giếng khoan và giếng đang sửa chữa; đóng giếng khai thác; đóng toàn bộ các van trên đầu giếng, hệ thống khoan, khai thác; dừng toàn bộ các giàn cố định, giàn công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ và Rồng; tiến hành bơm rửa các đường ống dẫn dầu; xả áp suất trong các đường ống dẫn khí.

Do hầu hết các lô dầu khí có sự tham gia và điều hành của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đều nằm trong vùng ảnh hưởng của cơn bão Tembin nên Lãnh đạo PVEP đã triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trên các giàn khoan.

Một số giàn đã phải đóng giếng và công tác di tản người ra khỏi các giàn được thực hiện bằng cả máy bay và tàu dịch vụ. Trong hai ngày 23 - 24/12, hàng trăm người đã được đưa về bờ an toàn. Mỗi giàn chỉ để lại một số người theo quy định khi có tình huống khẩn cấp.

Trong 4 giàn khoan của Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HOSE: PVD) thì có giàn PVD I và giàn PVD II sẽ nằm trong vùng ảnh hưởng của bão Tembin. Trong đó, giàn PVD II bị ảnh hưởng khi bão còn đang mạnh trong khi giàn PVD I bị ảnh hưởng khi bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (theo thiết kế các giàn khoan tự nâng của PVD có thể hoạt động trong điều kiện sức gió đạt 70 knot, tương đương 129.5 km/h).

Theo đó, PVD đã chủ động phối hợp với chủ mỏ và các bên liên quan dừng tất cả công việc trên giàn PVD II và đóng giếng khoan cũng như chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó theo kế hoạch ứng phó tình huống khẩn cấp, nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người lao động, bảo toàn giếng khoan cũng như bảo toàn thiết bị trên giàn khoan.

Các tàu của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVTrans, PVT) cũng đã di chuyển đến nơi an toàn để tránh trú bão. Tàu Đại Hùng Queen đã tách khỏi phao CALM và di chuyển ra khỏi vùng biển Vũng Tàu vào đầu giờ chiều ngày 24/12.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ như PTSC, PV Drilling có các cơ sở sản xuất, căn cứ hậu cần trên bờ ở Vũng Tàu, TPHCM cũng đã tiến hành ứng phó với cơn bão như kiểm tra điều kiện an toàn, cháy nổ, an toàn điện… của văn phòng, kho bãi, căn cứ, nhà xưởng, nhà máy, kho lưu trữ, máy móc thiết bị, tài sản…

Còn tại Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas, GAS), để chủ động phòng chống cơn bão Tembin, ngăn ngừa các thiệt hại về người và tài sản khi bão xảy ra, GAS cũng đã triển khai kế hoạch phòng chống bão từ cuối tuần trước và tiếp tục “trực chiến” đón bão. Đối với các công trình đang thi công, xây lắp, bảo dưỡng sửa chữa, các đơn vị phải tiến hành kiểm tra, rà soát có các biện pháp, phương án sơ tán người, vật tư, thiết bị đến nơi an toàn. Theo GAS, cho đến hết ngày 23/12, tất cả các hệ thống và công trình khí trong vùng ảnh hưởng đều đã được kiểm tra, gia cố, thực hiện quy định về công tác phòng chống thiên tai.

Hoạt động ứng phó bão Tembin trên giàn Đại Hùng 01:

 

Các thiết bị được buộc cố định.

  

 

Nhiều dụng cụ được buộc liên kết lại với nhau.

  

Các kỹ sư, cán bộ nhà giàn chuẩn bị lên máy bay.

Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro thực hiện việc di tản người trên các giàn:

 

 

 

Thái Hương

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ SIP: Tranh thủ tạo quỹ nhà xưởng cho thuê, cổ tức 2024 tối thiểu 10%

“Hiện nay, những khu công nghiệp có vị trí tốt gần khu vực TPCHM, nhu cầu thuê nhà xưởng là rất lớn. Mặc dù cần một số vốn lớn nhưng có thể khẳng định việc đầu tư...

Quý 1/2024, lãi sau thuế của GELEX Electric tăng 27.7% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, Công ty Cổ phần Điện lực GELEX (mã GEE - GELEX Electric) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 3,720 tỷ đồng, tăng 9%; lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ...

ĐHĐCĐ TPC: Kế hoạch 2024 lãi sau thuế 8 tỷ đồng, thanh lý bất động sản để bù lỗ

Sáng ngày 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng, gồm việc bán động sản (BĐS) tại Long An để bù...

GELEX: Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong quý 1/2024

CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Chủ siêu đô thị The Global City lãi khủng 5.3 ngàn tỷ nửa cuối năm 2023, ôm nợ hơn 102 ngàn tỷ

Sau một năm lỗ hơn 2.9 ngàn tỷ, năm 2023 vừa qua chủ siêu đô thị Sài Gòn Bình An (tên thương mại The Global City) còn lỗ gần 103 tỷ đồng. Kết quả này tương đối bất...

ĐHĐCĐ Victory Capital: 2 nhà đầu tư cho vay 1,000 tỷ đồng là ai?

Một tổ chức và một cá nhân sẽ cho PTL vay lần lượt 300 và 700 tỷ đồng bằng tín chấp trong tối đa 12 tháng, lãi suất 7.5%/năm. Công ty sẽ trả nợ bằng tiền hoặc phát...

ĐHĐCĐ VJC: Chi phí mở thị trường của VJC ở mức thấp nhất thế giới

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) diễn ra vào chiều ngày 26/04, nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh tăng trưởng với lãi trước thuế 1,081...

Chủ tịch DIG Nguyễn Thiện Tuấn: Mục tiêu phát triển Thanh Hoá, Vũng Tàu thành hai trung tâm y tế cao cấp

Chiều 26/04, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 tại Vũng Tàu.

ĐHĐCĐ NKG: Quý 1 lãi ròng 150 tỷ, xây dựng nhà máy mới 4,500 tỷ đồng

Sáng ngày 26/04, ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG) được tổ chức với điểm nóng xoay quanh dự án nhà máy trị giá 4,500 tỷ đồng ở Phú Mỹ.

ĐHĐCĐ thường niên LDG 2024 lần 1 bất thành

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG) đã không thể diễn ra khi tỷ lệ cổ đông tham dự chỉ đạt 9.43% tại thời điểm khai mạc.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98