WB đánh giá về kinh tế việt nam 2018: Nợ xấu còn lớn, rủi ro còn nhiều

12/12/2017 07:16
12-12-2017 07:16:38+07:00

WB đánh giá về kinh tế việt nam 2018: Nợ xấu còn lớn, rủi ro còn nhiều

Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam, được Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố ngày 11/12 cho thấy, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 và sau đó sẽ chậm lại trong khi nợ công, lạm phát vẫn tiếp tục tăng nhẹ. Những rủi ro mới về tín dụng, nợ xấu sẽ là những vấn đề cần lưu ý trong các năm tới. Việt Nam cũng được khuyến cáo là cần xoay chuyển để hưởng lợi thực tế hơn từ nguồn vốn FDI.

Theo WB, giải quyết nợ xấu ngân hàng vẫn là nhiệm vụ cần được ưu tiên trong thời gian tới. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Tăng trưởng GDP sẽ giảm nhẹ năm 2018

Theo báo cáo, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2017 sẽ ở mức 6,7% trong năm 2017, trong khi chỉ số giá tiêu dùng năm nay ở mức 3,5% và tăng lên mức 4% trong hai năm sau đó. Đánh giá của WB cũng cho thấy, về trung hạn, tăng trưởng được dự báo sẽ ổn định ở mức khoảng 6,5%. Lạm phát ở Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục ở mức thấp, khoảng 4%, trong các năm 2018 và 2019.

Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam cho hay, báo cáo năm nay cũng ghi nhận tình hình tài khóa đang được thắt chặt hơn, dẫn đến bội chi ngân sách giảm và tốc độ tăng nợ công được kiềm chế. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, nợ công của Việt Nam tiếp tục gia tăng và đạt đến mức 59,6% GDP. Con số này được dự báo sẽ tăng tiếp lên 60,7% trong năm 2018 và bằng 61,3% GDP trong năm 2019.

Báo cáo của WB cũng cho rằng, các năm tới, khi nợ công tiến sát hạn mức 65% GDP theo luật định, Chính phủ Việt Nam phải đối mặt những hạn chế, đòi hỏi phải thắt chặt chi tiêu ngân sách trong vài năm tới. Bên cạnh đó, nợ xấu vẫn còn lớn và dù có tiến triển về giải quyết nợ xấu nhưng những rủi ro vẫn còn đối với ngành ngân hàng. Đến nay, tỷ lệ an toàn vốn ở một số ngân hàng vẫn chưa được đảm bảo, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng cao.

Theo ông Sebastian, cải cách cơ cấu nền kinh tế diễn ra chậm, nhất là khi tốc độ tăng đầu tư đang yếu đi cũng gây những ảnh hưởng nhất định đối với quá trình tăng trưởng kinh tế. “Việc tăng cường khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu là hướng đi để nâng cao tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn. Cải cách cơ cấu vẫn là ưu tiên trọng tâm trong điều kiện tăng trưởng năng suất chưa cao. Việt Nam có thể tiếp tục nâng tốc độ tăng năng suất qua đầu tư vào kỹ năng và hạ tầng cần có, đồng thời tăng cường chiều sâu cải cách về môi trường kinh doanh, khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước”, ông Sebastian nói.

Chú ý chi tiêu công, bán vốn nhà nước

Đưa ra nhiều con số cho thấy chi tiêu công của Việt Nam (năm nay chiếm 29,2% GDP) hiện là mức rất cao so với các nước trong khu vực, bà Vũ Hoàng Quyên, chuyên gia kinh tế cao cấp WB cho rằng, Việt Nam cần lưu ý đến vấn đề tỷ trọng chi đầu tư giảm và chi thường xuyên tăng. Đáng chú ý, chi thường xuyên tăng vì chi trả nợ cả gốc và lãi cũng tăng. Bên cạnh đó, chi tăng do tăng quỹ lương khu vực công cả phần hành chính và sự nghiệp và do Việt Nam thực hiện hỗ trợ an sinh xã hội khá lớn. Những yếu tố này dẫn đến cơ cấu quỹ cho chi đầu tư ngày càng thu hẹp và sẽ kéo theo những hệ lụy về lâu dài.

“Các con số cho thấy, tăng lương tại Việt Nam thời gian qua tăng nhanh do biên chế vẫn tăng và lương cơ sở được điều chỉnh nhiều lần. Trên thực tế, quy mô về biên chế vẫn chưa đạt kỳ vọng. Quỹ lương trung bình ở mức 6,5% GDP nhìn chung cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực”, bà Quyên đánh giá và kiến nghị: Chính phủ cần giảm dần trợ cấp cho nhóm người giàu đi kèm với việc tăng giá các loại dịch vụ cần thực hiện theo lộ trình.

Theo ông Sebastian, trong năm 2018 và trung hạn, thách thức với Việt Nam chính là việc Việt Nam sẽ phải xoay chuyển để được hưởng lợi thực tế hơn từ các dòng vốn FDI, vốn được dự báo là nguồn tăng trưởng cho Việt Nam trong 5 năm tới. Theo chuyên gia này, vấn đề là Việt Nam sẽ tận dụng các cơ hội này như thế nào cũng như tiếp cận việc quản lý các dòng vốn này như thế nào. Các DN Việt đang thiếu năng lực để kết nối với các chuỗi và nhiệm vụ của cơ quan quản lý là tạo ra các môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp (DN) có thể phát triển. Việc giải quyết những vấn đề liên quan đến cạnh tranh công bằng, môi trường pháp lý, tiếp cận vốn, đất đai... là những vấn đề cần ưu tiên giải quyết.

Việt Nam đã có những tiến bộ liên quan các DN được cổ phần hóa. Nhưng vấn đề là làm thế nào để có các DN cổ phần hóa chất lượng hơn. Cần tiếp tục cổ phần hóa để bù đắp những thâm hụt về ngân sách, đồng thời nâng cao hiệu quả của các DN này. Đây sẽ là động lực rất tốt cho Việt Nam và các DN.

PHẠM TUYÊN

TPO





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98