Các NHTW châu Á sẽ hành động thế nào nếu Fed nâng lãi suất trong ngày thứ Tư?

21/03/2018 13:44
21-03-2018 13:44:18+07:00

Các NHTW châu Á sẽ hành động thế nào nếu Fed nâng lãi suất trong ngày thứ Tư?

Phần lớn ngân hàng trung ương (NHTW) ở châu Á có thể giữ nguyên chính sách tiền tệ ở thời điểm này, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất sau cuộc họp ngày thứ Tư (21/03).

Mặc dù các động thái thắt chặt chính sách tiền tệ trước đó ở Mỹ đã buộc một số NHTW châu Á phải nâng lãi suất theo, nhưng lần này mọi chuyện có vẻ sẽ khác. Lạm phát ảm đạm và dự trữ ngoại hối dồi dào sẽ làm giảm bớt sự cần thiết của việc hành động một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, rủi ro xảy ra cuộc chiến thương mại cũng khiến các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc lại các phương án lựa chọn.

Trung Quốc, Nhật Bản và Australia có vẻ đang nghiêng về hướng giữ nguyên chính sách, trong khi vẫn có nhiều quốc gia khác chấp nhận quan điểm có hơi hướng “diều hâu” hơn. Cụ thể, Ấn Độ vẫn duy trì quan điểm ủng hộ thắt chặt chính sách tiền tệ và các chuyên gia kinh tế cũng kỳ vọng Hàn Quốc và Indonesia sẽ nâng lãi suất trong năm nay.

Dĩ nhiên, quan điểm về chính sách tiền tệ có thể thay đổi một cách nhanh chóng, nếu nhu dòng vốn tháo chạy khỏi châu Á nhảy vọt.

Trung Quốc

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) có thể không nâng lãi suất cho vay chuẩn, mặc dù vẫn còn khả năng sẽ nâng lãi suất đi vay trên thị trường mở để ngăn chặn sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ. Nếu cần thì Trung Quốc cũng có thể thắt chặt thông qua việc tăng cường giám sát tài chính và ngăn chặn nợ nần gia tăng.

“Chỉ là tôi không nhận thấy bất kì lý do gì để Trung Quốc nâng lãi suất”, Zhou Hao, Chuyên gia kinh tế tại Commerzbank AG chi nhánh Singapore, cho hay. Lãi suất thị trường Trung Quốc đã ở mức cao, và vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã rơi vào trạng thái quá nhiệt hay lạm phát sẽ nhảy vọt trong năm nay, ông Zhou Hao cho hay.

Nhật Bản

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn còn tụt phía sau so với các ngân hàng khác về mục tiêu lạm phát, mặc dù họ đã thực hiện chương trình kích thích tiền tệ chưa từng thấy trước đây. Chỉ số lạm phát gần đây nhất được dự báo sẽ ở mức 1%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 2%. Điều này cho thấy chẳng có lý do gì để BoJ phải nâng lãi suất sớm cả.

Trong số các đồng tiền chủ chốt, đồng JPY tăng mạnh nhất so với đồng USD trong năm nay, qua đó khiến việc thúc đẩy lạm phát đã khó nay còn khó hơn. Thống đốc BoJ, Haruhiko Kuroda – người sẽ bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm mới vào tháng tới – vẫn giữ nguyên lập trường cho rằng việc bình thường hóa chính sách còn lâu mới thực hiện.

Ấn Độ

Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) được cho là sẽ giữ quan điểm “diều hầu” khi xuất hiện các kỳ vọng cho rằng áp lực giá cả sẽ tăng trong vài tháng tới. Lãi suất ngày càng tăng từ phía Mỹ có thể thu hẹp khoảng cách giữa lợi suất trái phiếu Chính phủ Ấn Độ và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ, qua đó gây ra áp lực giảm giá đối với đồng Rupee. Được biết, trong năm nay, đồng Rupee là một trong những đồng tiền có thành quả tồi tệ nhất.

RBI sẽ để mắt đến dòng chảy vốn và cần phải luôn trong tư thế cảnh giá nếu như Fed nâng lãi suất nhanh hơn dự tính, Hugo Erken, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại Rabobank International, cho hay.

Hàn Quốc

Sau đợt nâng lãi suất hồi tháng 11/2017, Thống đốc của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK), Lee Ju-yeol, nhận thấy khả năng rất thấp là thị trường sẽ phản ứng mạnh với đợt nâng lãi suất của Fed trong tháng này (nếu có xảy ra). Tuy nhiên, ông đã chỉ ra với Quốc hội Hàn Quốc rằng sẽ là hợp lý để BoK điều chỉnh lại chính sách tiền tệ nếu nhu lạm phát trở về mức mục tiêu 2% và nếu nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khớp với mức tăng trưởng tiềm năng.

Australia

Trong bối cảnh lạm phát ở dưới mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Australia (BoA), thì chẳng có lý do gì phải để Cơ quan này vội vã làm theo Fed. Mặc dù kinh tế Australia được kỳ vọng tăng trưởng vượt mức giới hạn – được ước tính là 2.75%, nhưng vẫn là chưa đủ nhanh để buộc BoA phải thực hiện nâng lãi suất. Biên bản họp chính sách của BoA trong tháng này cho thấy thị trường vẫn đang cho rằng không có sự thay đổi về chính sách tiền tệ trong năm nay. Tuy nhiên, họ dự báo sẽ có một đợt nâng lãi suất trong nửa đầu năm 2019.

Dẫu vậy, Phó Thống đốc BoA, Guy Debelle, cho hay nhà đầu tư trên toàn cầu đang đánh giá thấp về sự bất ổn trong lộ trình lãi suất của BoA trong tương lai.

Đông Nam Á

Ngân hàng Trung ương Philippines được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất trong tuần này. Các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Bloomberg cũng kỳ vọng là sẽ có đợt nâng lãi suất ít nhất là 25 điểm cơ bản trong 6 tháng cuối năm 2018.

Sau khi nới lỏng chính sách trong 2 năm vừa qua, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã chuyển sự chú ý sang các rủi ro về tiền tệ, và giữ nguyên lãi suất kể từ đợt cắt giảm tháng 9/2017. Lãi suất có thể lên cao hơn trong năm nay, nhưng được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách tuần này.

Ngân hàng Trung ương Malaysia – vốn vừa nâng lãi suất hồi tháng 1/2018 – là một trong những ngân hàng đi đầu về việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở châu Á. Sau đó, NHTW Malaysia đã phát tín hiệu về lập trường trung lập hơn.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã giữ nguyên lãi suất chuẩn kể từ năm 2015 nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

“Câu hỏi ở đây là liệu tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Nam Á có đủ đồng bộ với Mỹ để hứng chịu một mức lãi suất cao hơn hay không”, Trinh Nguyen, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại Natixis SA ở Hồng Kông, nói rõ. “Về phần các NHTW, có hai phương án lựa chọn cần phải cân nhắc: Làm theo Fed hay cố gắng thúc đẩy nền kinh tế trong nước. Và đối với nhiều NHTW ở châu Á, thì phương án thúc đẩy kinh tế có vẻ đang thắng thế”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98