Tại sao Việt Nam “khăng khăng” phát triển điện than?

24/03/2018 15:34
24-03-2018 15:34:59+07:00

Tại sao Việt Nam “khăng khăng” phát triển điện than?

"Báo cáo bùng nổ và thoái trào 2018: Giám sát các Nhà máy điện than toàn cầu" vừa được công bố bởi Greenpeace, Sierra Club và CoalSwarm - ba tổ chức nghiên cứu thế giới hôm 22/3/2018 cho thấy, Việt Nam tiếp tục là điểm nóng của điện than.

PGS.TS. Lê Anh Tuấn: "Nếu cộng tất cả các khoản, giá điện than chắc chắn sẽ là nguồn năng lượng đắt nhất”. Ảnh minh họa.

Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh vào năm 2016, Việt Nam có 12.100 MW dự án đã công bố, 15.040 MW chuẩn bị được cấp phép, 8.750 MW đã được cấp phép và 10.635 MW đang xây dựng.

Bình luận về các nhà máy điện than hiện nay, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đưa ra ví dụ trong tổng sơ đồ điện 6 và điện 7, điện than đang chiếm 45% nguồn điện Việt Nam. Điều này khiến Việt Nam đang đi ngược thế giới khi các nước đang tập trung phát triển năng lượng tái tạo và đây đang là xu hướng thế giới với chi phí và giá thành điện tái tạo đang giảm.

"Tại sao Việt Nam lại khăng khăng phát triển điện than?", bà Lan đặt câu hỏi.

Theo bà Lan, đối với Việt Nam, phát triển bền vững là vấn đề hiện hữu và tác động của phát triển thiếu bền vững đã không còn là vấn đề của tương lai. Năm 2016, mối họa môi trường từ Formosa, vấn đề thiếu nước, hạn mặn của Đồng bằng Sông Cửu Long... cho thấy đã đến lúc không thể chần chừ được nữa và đã đến lúc cần bàn tay kiên quyết của Chính phủ.

"Nếu tiếp tục cho phát triển điện than thì không lâu, nó sẽ gây hậu quả lớn. Người dân đang rất lo lắng nhưng dường như Nhà nước đang bỏ qua", bà Lan bày tỏ.

Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ Việt Nam đẩy mạnh phát triển nhiệt điện than, bởi nguồn năng lượng này có giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay. Cụ thể, PGS. TS. Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội KHKT Nhiệt Việt Nam, nhận định, sau thủy điện, nhiệt điện than cho giá thành điện thấp, khoảng 7cent/kWh; vốn đầu tư không quá cao, khoảng 1.500 USD/kWh, thấp hơn thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện hạt nhân.

Ngoài ra, khả năng huy động công suất thủy điện than lớn có thể tới hơn 7.500 giờ/năm khi thiếu hụt; không quá lệ thuộc vào địa điểm như thủy điện, hay thời tiết như điện gió và điện mặt trời.

Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng thừa nhận nhiệt điện than có nhiều nhược điểm như: Dùng khối lượng lớn nhiên liệu để sản xuất điện (chiếm khoảng 60% giá thành sản xuất điện). Đây cũng là nguồn phát thải lớn các chất thải ra môi trường, đặc biệt là các chất thải rắn và khí; chi phí về đầu tư, vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý môi trường tốn kém; Chiếm nhiều diện tích làm địa điểm xây dựng nhà máy, làm bãi chứa tro xỉ; nhu cầu nước làm mát rất lớn (khoảng 80m3/sec cho nhà máy công suất khoảng 1.200MW)…

Còn PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ thì cho rằng, giá bán điện than ở Việt Nam rẻ là do nhiều yếu tố bao cấp. Giá than không theo giá thị trường mà chịu sự kiểm soát của Nhà nước. Việc tính giá sản xuất từ nhiệt điện than cũng bỏ qua chi phí môi trường, sức khỏe người dân và tác động tiêu cực gián tiếp lên xã hội.

“Không thể nói nhiệt điện than rẻ bởi nguồn điện này mới chỉ tính đầu vào. Đã đến lúc cần tính đúng, tính đủ cho giá điện than, bao gồm các chi phí về môi trường, sức khỏe của người dân chịu ảnh hưởng. Đó là chưa kể chi phí đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng cho việc nhập khẩu than như cảng biển, đường giao thông… Nếu cộng tất cả các khoản trên, giá điện than chắc chắn sẽ là nguồn năng lượng đắt nhất”, ông Tuấn nhận định.

Nguyễn Việt

Diễn đàn doanh nghiệp





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc bao mua, một loại củ của Việt Nam nhắm mục tiêu thu 2 tỷ USD

Hơn 94% sản lượng được Trung Quốc bao mua, một loại củ thế mạnh của Việt Nam nhắm tới mục tiêu thu về 1,8-2 tỷ USD vào năm 2030.

Long An trao nhiều ý định thư hợp tác quan trọng với đối tác Hàn Quốc

Tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc), Hội nghị Xúc tiến đầu tư - Tiềm năng và cơ hội thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng của tỉnh Long An đã được diễn ra thành công tốt đẹp.

Dịch vụ cho thuê xe tự lái ở TP HCM bất ngờ hút khách, giá tăng 50%

Chỉ vài ngày trước, các đơn vị cho thuê xe tự lái còn ế ẩm nhưng đến sáng nay 27-4, nhiều nơi cho biết không còn đủ xe giao cho khách

Đồng Nai: Thần tốc 30 ngày đêm bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Phong trào 30 ngày đêm thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn được UBND tỉnh Đồng Nai triển khai từ ngày 26-4 đến 26-5.

Chuyên gia dự báo về sự dịch chuyển của các dòng tiền sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đầu tư

Chuyên gia lạc quan khi cho rằng dòng tiền sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đầu tư chứng khoán sẽ sớm quay trở lại vào nửa cuối năm nay, đồng thời nhận định chưa...

Tổng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025 của tập đoàn EVN là 479 ngàn tỷ đồng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 26/4/2024 phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021 - 2025...

Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh

Sau khi các hãng hàng không tăng chuyến, giá vé chặng bay vàng Hà Nội - TPHCM bắt đầu hạ nhiệt, giảm một nửa so với đợt sau Tết Âm lịch.

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98