ĐHĐCĐ MKP: Thông qua phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ

15/04/2018 08:00
15-04-2018 08:00:00+07:00

ĐHĐCĐ MKP: Thông qua phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ

Ngày 14/4, ĐHĐCĐ thường niên 2018 của CTCP Hóa - Dược phẩm Mekophar (UPCoM: MKP) đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2017 và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

 

Cổ đông lo ngại ESOP làm thiệt hại lợi ích 

Trong năm 2017, lợi nhuận sau thuế (LNST) của Công ty đạt 108.3 tỷ đồng. ĐHĐCĐ đã thông qua phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, số tiền chi trả tổng cộng là 38.3 tỷ đồng. Số tiền còn lại, Công ty dùng để chi quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi…

ĐHĐCĐ MKP cũng đã thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu (cp) để tăng vốn điều lệ. Công ty sẽ đăng ký giao dịch bổ sung cổ phiếu phát hành thêm trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong năm 2018.

Giai đoạn 1, Công ty sẽ chào bán cho cổ đông hiện hữu tại ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền mua cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền là 10:2 (cổ đông sở hữu 10 cp vào ngày chốt danh sách sẽ được mua 2 cp mới).

Số lượng chào bán dự kiến là 3,828,633 cp loại phổ thông, tương đương 20% cp đang lưu hành là 19,143,167 cp. Giá chào bán không thấp hơn 40,000 đồng/cp.

Toàn bộ số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành khoảng 153 tỉ đồng được dùng để tài trợ vốn đầu tư vào giai đoạn 2 của Dự án Nhà máy mới tại Khu công nghệ cao Quận 9 và Dự án xây dựng tòa nhà văn phòng tại 17-27 đường 281 Lý Thường Kiệt Quận 11.

Giai đoạn 2 là chào bán theo chương trình cho cán bộ chủ chốt (ESOP). Số lượng phát hành dự kiến là 950,000 cp loại phổ thông, tương đương 5% cp đang lưu hành. Giá phát hành không thấp hơn 20,000 đồng/cp. Cổ phiếu phát hành cho cán bộ chủ chốt bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Vốn thu được từ đợt chào bán sẽ được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngay sau khi hoàn tất việc báo cáo kết quả chào bán cho UBCKNN.

Trả lời câu hỏi về việc ESOP với giá chỉ bằng một nửa giá phát hành cho cổ đông, sẽ làm thiệt hại lợi ích của cổ đông, Chủ tịch HĐQT Mekophar, bà Huỳnh Thị Lan, cho biết mục đích ESOP là tạo sự gắn bó giữa cán bộ chủ chốt với Công ty, làm nền tảng cho sự phát triển lớn mạnh và bền vững của Công ty. Ngành dược hiện nay là ngành cạnh tranh khốc liệt, không những phải cạnh tranh về công nghệ mà còn phải thu hút và giữ được nhân sự. Thêm nữa, cổ phiếu ESOP có hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm, không được giao dịch ngay như cổ phiếu phát hành cho cổ đông. Việc ESOP là cần thiết để tăng vốn điều lệ, vốn điều lệ của Công ty hiện ở mức thấp, và Công ty đã nghiên cứu kỹ vấn đề này vì sự phát triển của công ty.

Năm 2017 nhiều khó khăn

Công ty đã trải qua một năm 2017 với nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt, mặc dù hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.

Năm 2017, xuất khẩu gặp khó khăn do ảnh hưởng của nguyên liệu đầu vào khan hiếm, giá cả tăng đột biến, giá thành phẩm khó cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ. Khó khăn chung về kinh tế, đặc biệt là ngành Dược phẩm trên thế giới, khiến các khách hàng giảm mạnh việc đặt hàng. Việc đăng ký thành phẩm ở các nước có nhiều quy định mới, khó đáp ứng được toàn bộ yêu cầu của từng thị trường, gây khó khăn cho vấn đề phát triển thị trường mới. Tình hình khan hiếm USD ở các nước cũng làm ảnh hưởng lớn đến việc thanh toán của khách hàng.

Về nhập khẩu, việc ô nhiễm môi trường buộc Trung Quốc đóng cửa hàng loạt nhà sản xuất nguyên liệu, làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm. Giá cả nguyên liệu tăng đột biến và không có xu hướng giảm trong thời gian gần đây, có nguyên liệu tăng hơn 60% ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh. Việc áp dụng Thông tư mới của Bộ Y tế cũng ảnh hưởng lớn đến nhập khẩu nguyên liệu. Nhập khẩu theo công bố của Cục Quản lý Dược cũng hạn chế nguồn nguyên liệu, nếu bổ sung nguồn sẽ mất nhiều thời gian, vì vậy vẫn còn một số nguyên liệu phải nhập từ một hoặc hai nguồn, khó thương lượng được giá tốt. Một số nhà sản xuất trong danh sách được công bố lại khan hiếm nguyên liệu, không nhận đơn hàng.

Kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đấu thầu thuốc vào các bệnh viện vì tiêu chí giá thuốc phải thấp nhất trong phạm vi cả nước mới trúng thầu. Những mặt hàng chiến lược của công ty đa số đều không trúng thầu do giá cao hơn giá thầu. Sản xuất nguyên liệu kháng sinh Ampicillin và Amoxicillin ngưng trệ vì thiếu nguyên liệu đầu vào 6APA (do Trung Quốc dẹp bỏ một số nhà máy không đạt chuẩn môi trường).

Do công tác đấu thầu không thuận lợi nên thị trường trong nước không được phát triển tốt. Ở thị trường ngoài nước, năm 2017, Công ty đã có số đăng ký ở thị trường mới là Cambodia và đang tiến hành hồ sơ đăng ký sản phẩm sang thị trường mới là Sri Lanka. Các khách hàng truyền thống như Congo, Moldova, Mông Cổ, Papua New Guinee, Nga, Mongolia, Bulgaria, Turmenistan, Tadjikistan, Belarus ổn định. Thị trường Nigeria giảm nhiều. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm: Thuốc kháng sinh, thuốc trị sốt rét, các loại vitamin, giảm đau, hạ sốt…

Năm 2017 có nhiều khó khăn trong kinh doanh nhưng Công ty đã nỗ lực hoàn thành kế hoạch.

Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch (Theo báo cáo kiểm toán hợp nhất 2017):

 

Kế hoạch lợi nhuận năm 2018 không tăng so với năm 2017

Các chỉ tiêu kế hoạch:

Năm 2018, về công tác đầu tư phát triển, Công ty tiếp tục tiến hành công tác thẩm định thiết bị và quy trình sản xuất tại nhà máy mới; Nhận chuyển giao công nghệ và thực hiện công tác soạn thảo hồ sơ tài liệu; Chuẩn bị hồ sơ để nhà máy mới được xét duyệt công nhận đạt GMP WHO vào quý 2/2018 và GMP PIC/S vào quý 4/2018.

Về công tác khoa học công nghệ, Công ty tiếp tục nghiên cứu mặt hàng mới và hoàn tất hồ sơ đăng ký gồm: Thuốc viên  (13 mặt hàng); Kháng sinh bột tiêm (1); Dung dịch uống (4); Hỗn dịch uống (1); Bột pha hỗn dịch uống (3). Triển khai sản xuất 6 mặt hàng đã có số đăng ký.

Về công tác phát triển thị trường, Công ty xác định cần phát triển việc liên kết chuỗi nhà thuốc tại TPHCM để tăng thị trường nội địa. Tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối đến các tỉnh thành trên cả nước góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận, thị trường sản phẩm và nâng cao thương hiệu. Phát triển hoạt động chi nhánh Nghệ An. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thuốc đi các nước, nhất là các thị trường Nigeria, Congo, Moldova, Nga, Mông Cổ, Bulgaria. Tiếp tục chào giá và gửi mẫu sản phẩm đi các nước để gia tăng thị trường xuất khẩu. Phát triển mặt hàng Đông dược, thực phẩm chức năng.

Liên quan đến Ngân hàng tế bào gốc MekoStem, Công ty đặt kế hoạch doanh thu năm 2018 là 75 tỷ đồng. Về tình hình hoạt động của Ngân hàng tế bào gốc MekoStem trong năm 2017, Công ty triển khai thêm việc hợp tác với 8 bệnh viện, nâng tổng số bệnh viện hiện MKP hợp tác là 83 bệnh viện và là đơn vị duy nhất trong nước thu thập mẫu tại các tỉnh ngoài thành phố HCM và Hà Nội.

Trả lời câu hỏi về việc kế hoạch lợi nhuận năm 2018 không tăng so với kế hoạch lợi nhuận năm 2017 (110 tỷ đồng) và thấp hơn so với thực hiện năm 2017 (153.2 tỷ đồng), bà Huỳnh Thị Lan nói đó đã là nỗ lực của Công ty khi nhà máy mới xây dựng đang trong giai đoạn thẩm định, chạy không tải máy móc thiết bị, chưa sản xuất được sản phẩm. Công ty cố gắng giữ tỷ lệ lợi nhuận tốt nhất. Khi nhà máy mới hoạt động, tỷ lệ lợi nhuận thấp nhất là 10%/năm. Đầu tư vào MKP nên được xem là đầu tư dài hạn.

Phúc Minh

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vì đâu lãi ròng TCL thấp nhất 14 quý?

CTCP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng (HOSE: TCL) ghi nhận lãi ròng quý 1/2024 gần 20 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ, thấp nhất trong 14 quý gần nhất.

Vì sao May Sông Hồng quyết định đầu tư tại Ai Cập?

Ký được nhiều đơn hàng hơn giúp CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) lãi ròng quý 1 gấp rưỡi cùng kỳ, đạt trên 52 tỷ đồng. Đón đầu cơ hội, HĐQT MSH quyết định góp trên...

Doanh thu tiếp tục mất hút, giá cổ phiếu Nhựa Đông Á tìm đáy

Chỉ thu 30 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 95% so với cùng kỳ năm ngoái, Nhựa Đông Á tiếp tục có quý thứ 2 liên tiếp duy trì doanh thu ở mức cực thấp, chỉ bằng...

Chủ tịch HĐQT YeaH1: “Nền kinh tế sẽ có sức bật vào quý 3-4, chắc chắn đạt doanh thu tối thiểu 800 tỷ”

Nội dung được cổ đông quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) tổ chức sáng ngày 06/05 là khả năng hoàn thành kế hoạch doanh...

Petrolimex gần “về đích” sau quý 1, sắp chi hơn 1.9 ngàn tỷ trả cổ tức

Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) có kỳ kinh doanh xăng dầu hiệu quả, giúp lãi ròng quý 1 tăng mạnh so với cùng kỳ.

Bất động sản khó khăn, KHG báo lãi quý 1 giảm 77%

Trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HOSE: KHG) ghi nhận sụt giảm ở cả doanh thu thuần và doanh thu tài chính trong quý...

Long Hậu tính đường dài cho mảng kinh doanh nhà xưởng

CTCP Long Hậu (HOSE: LHG) cho biết, ngoài việc tìm kiếm và phát triển thêm quỹ đất tại Long An và các tỉnh lân cận, nhà xưởng cho thuê vẫn là một trong những sản...

Sau 2 năm lỗ nặng, chủ khách sạn Novotel Saigon Centre lãi gần 200 tỷ trong năm 2023

Mặc dù chủ khách sạn Novotel Saigon Centre có lãi sau thuế hơn 194 tỷ đồng trong năm 2023, nhưng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp vẫn âm hơn 339 tỷ đồng, do khoản lỗ...

Chủ tịch thương hiệu gạch ốp lát Hoàng Gia nói về cuộc cách mạng lần thứ 4 của ngành ceramic

Quý 1/2024, tình hình kinh doanh CTCP Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia (Royal, RYG) có nhiều khởi sắc. Năm nay, Royal sẽ tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp và phát...

CKG báo lãi quý 1 tăng 23%, sắp có biến động nhân sự thượng tầng

Tăng trưởng cả doanh thu thuần và doanh thu tài chính, CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (HOSE: CKG) ghi nhận lãi ròng quý 1/2024 tăng 23% so với cùng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98