IMF: Sự tăng vọt về giá gợi nhớ lại khoảng thời gian trước khủng hoảng năm 2008

19/04/2018 10:20
19-04-2018 10:20:41+07:00

IMF: Sự tăng vọt về giá gợi nhớ lại khoảng thời gian trước khủng hoảng năm 2008

Mối đe dọa tới hệ thống tài chính toàn cầu ngày càng gia tăng, trong đó giá của các tài sản rủi ro cao đang nhảy vọt và có gì đó tương tự với những năm trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây là lời cảnh báo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Rủi ro đến tính ổn định tài chính của thế giới đã gia tăng phần nào trong 6 tháng vừa qua, IMF cho biết trong Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu (GFSR) công bố vào ngày thứ Tư (18/04). “Các lỗ hổng tài chính – vốn đã tích lũy trong nhiều năm lãi suất và biến động cực thấp – có thể khiến đoạn đường sắp tới trở nên gồ ghề và lắm phần lắt léo, và có thể tác động nặng nề tới tăng trưởng kinh tế”, quỹ IMF cho hay.

Nhà đầu tư không nên quá thoải mái về việc không xảy ra bất kỳ sự gián đoạn lớn nào xuất phát từ làn sóng bán tháo hồi tháng 2/2018, IMF cảnh báo. “Giá của các tài sản rủi ro vẫn quá cao, trong đó một số dấu hiệu của chu kỳ tín dụng giai đoạn cuối đã bắt đầu xuất hiện, gợi nhớ lại giai đoạn trước khủng hoảng năm 2008”, Cơ quan này chia sẻ. “Điều này khiến thị trường dễ bị tổn thương trước việc thắt chặt quá mạnh về các điều kiện tài chính, và có thể dẫn tới sự thay đổi đột ngột của phần bù rủi ro và việc đánh giá lại các tài sản rủi ro”.

Theo quan điểm của IMF, giá của nhiều loại tài sản đang có dấu hiệu bong bóng. Giá cổ phiếu được đánh giá là cao dựa trên các yếu tố cơ bản trên thế giới, nhất là ở Mỹ, IMF cho hay. Ngoài ra, giá trái phiếu doanh nghiệp cũng leo thang, với các dấu hiệu của tình trạng quá nhiệt về nhu cầu của các khoản vay từ các công ty có bậc xếp hạng tín nhiệm thấp.

Điều chỉnh mạnh

Lời cảnh báo trên được đưa ra trong cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo tài chính và ngân hàng trung ương từ 189 quốc gia thành viên của IMF ở Washington trong ngày thứ Tư (18/04). Thị trường chứng khoán toàn cầu đã chứng kiến một đợt điều chỉnh cực mạnh hồi cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2018, trong bối cảnh xuất hiện những hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế thế giới. Trong đó, chứng khoán Mỹ rớt hơn 10% và bước vào phạm vi điều chỉnh.

Việc điều chỉnh lãi suất dần trở về mức bình thường là một nhiệm vụ khó khăn. Trong đó, quy trình này đòi hỏi sự truyền tải thông tin cẩn thận từ các ngân hàng trung ương và nhà hoạch định chính sách để làm giảm bớt rủi ro từ việc thắt chặt mạnh các điều kiện tài chính hiện tại, Tobias Adrian, Giám đốc Bộ phận thị trường tiền tệ và thị trường vốn tại IMF, cho biết.

Tình trạng căng thẳng thương mại leo thang trong thời gian gần đây đã khiến nhiều nhà đầu tư thấp thỏm lo ngại, và sự trỗi dậy của các biện pháp bảo hộ thương mại có thể giáng một đòn nặng nề lên nền kinh tế cũng như sự ổn định tài chính trên toàn cầu, ông cho hay.

IMF lưu ý rằng nhà đầu tư hiện vẫn chưa phản ánh rủi ro lạm phát tăng mạnh trong vài năm vừa qua, qua đó khiến các thị trường dễ bị tổn thương khi lạm phát đột ngột tăng vọt.

Chưa hết, sự xuất hiện của các đồng tiền kỹ thuật số đã tạo ra rủi ro cho hệ thống tài chính toàn cầu, ông Adrian cho biết, đồng thời nói thêm rằng rủi ro có thể xuất hiện từ các vị thế có sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư ở các tài sản như thế này – vốn chỉ ở dạng kỹ thuật số. Ngoài ra, cũng có sự yếu kém về cấu trúc hạ tầng của các sàn giao dịch tiền ảo, rủi ro gian lận và biến động cao.

Trong bối cảnh lĩnh vực ngân hàng phục hồi mạnh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, việc thực hiện các cải cách mà họ đã cam kết sau cuộc khủng hoảng là vô cùng quan trọng, IMF nói rõ.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98