Tăng thuế VAT, ranh giới giàu - nghèo sẽ “rộng” hơn

13/04/2018 11:50
13-04-2018 11:50:13+07:00

Tăng thuế VAT, ranh giới giàu - nghèo sẽ “rộng” hơn

Cần một phép tính xem thử tăng thêm vài phần trăm thuế VAT có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng GDP; phúc lợi xã hội được cải thiện như thế nào; môi trường sống có thật sự tốt hơn… hay là tăng VAT sẽ “đè” lên người nghèo, doanh nghiệp?

Bộ Tài chính đề xuất ban hành một Luật mới để sửa đổi bổ sung 5 luật thuế gồm Luật thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Thuế tài nguyên; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Vấn đề nóng nhất là đề xuất giảm bớt đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5%, những hàng hóa dịch vụ đang chịu thuế VAT 10%, từ ngày 1/1/2019 sẽ phải chịu thuế 11% và 12% từ ngày 01/01/2020 (theo dự thảo mới nhất).

Lý do mà Bộ Tài chính đưa ra là mức thuế VAT 10% như hiện nay chưa theo kịp thông lệ quốc tế, khó bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Nhà nước hoạt động dựa trên tiền thuế của người dân, đóng thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân. Nhưng trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, liệu tăng thuế VAT có giống vắt thêm cái áo lên lưng con lừa?

Thuế VAT tuy không “đánh” trực diện vào người dân, vì khoản này có thể coi như doanh nghiệp đóng hộ cho người tiêu dùng thông qua tăng giá hàng hóa. Song, bằng con đường nào đi nữa cũng xuất phát từ túi tiền người dân.

Liệu có thể lấy tham chiếu biểu thuế VAT từ các nước phát triển để soi vào Việt Nam? Điều này có vẻ khiên cưỡng. Ví dụ: mặt hàng xe ôtô, với các nước làm chủ công nghệ sản xuất, người dân được hưởng mức giá rẻ hơn so với Việt Nam. Giá một chiếc Lexus ở Mỹ giao động từ 38 - 88 nghìn USD (từ 800 triệu đến gần 2 tỷ đồng), còn ở Việt Nam giá bị đội lên từ trên 2 tỷ đồng đến trên 8 tỷ đồng!

Trong khi đó thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ 2.385 USD, còn ở Mỹ là 57.293. Chẵng lẽ nhà chức trách không tính toán đến sự chênh lệch kinh tế này. Tăng thuế tức là đánh vào thu nhập người dân nên phải tính toán kỹ lưỡng sức dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế từng thời điểm.

Tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội luôn có nhu cầu tiêu dùng cao hơn so với nhóm người trung lưu trở lên. Đồng nghĩa với việc người nghèo sẽ chi nhiều hơn vì thuế VAT. Từ đây, khoảng cách giàu nghèo ngày một “rộng” thêm.

Lo rằng, khi lao vào cuộc đua thuế VAT với các nước phát triển người dân ngày càng nghèo thêm, nhà nước sẽ có thêm tiền cho chi thường xuyên nhưng điều đó có vẻ chưa song hành với phương châm “Chính phủ kiến tạo”. Một trong những chính sách “khoan thư sức dân” mà mọi thời đại đều áp dụng là giảm thuế, thậm chí bãi bỏ một số loại thuế.

Tăng thuế VAT cũng ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp nội, sẽ “mệt mỏi’ hơn trong cuộc cạnh tranh giá cả với làn sóng hàng giá rẻ, chất lượng từ hàng ngoại nhập.

Với thuế suất VAT phổ thông hiện nay là 10%, chiếm tỷ trọng 27,5% tổng thu ngân sách của Việt Nam, tức khoảng 350 nghìn tỷ đồng, một con số không hề nhỏ. Bài toán an sinh xã hội vẫn phải tính, tăng thuế sẽ mang lại lợi ích cho ai? Nếu để bảo vệ môi trường thì phải cho thấy môi trường được cải thiện, hoặc phục vụ quốc kế dân sinh thì cái lợi của chủ thể nộp thuế là gì?

Tăng thuế VAT để bảo đảm an toàn tài chính quốc gia là chính sách hợp lý, nhưng điều đó không thể duy ý chí mà không tính tới các điều kiện cần và đủ. Thiết nghĩ, mức phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh từng quốc gia, vùng miền chứ không có một “thông lệ” nào dùng chung.

Trương Khắc Trà

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để Luật Đất đai...

Họp báo Chính phủ: Kết quả 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình KTXH tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực. Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2024...

Thủ tướng yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1-7-2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế...

Chính phủ yêu cầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong mọi tình huống

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước, chủ động thực hiện theo...

Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động

Sau khi miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ, Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét nội dung công tác nhân sự.

PMI tháng 4/2024: Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản suất tăng mạnh trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong...

Quốc hội họp bất thường vào chiều 2/5 xem xét nội dung nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 02/05/2024, để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Cung ứng điện đảm bảo dù phụ tải liên tục tăng cao

Dù phải đối mặt với tình trạng phụ tải hệ thống tăng cao nhưng với sự chuẩn bị từ trước đó và vận hành linh hoạt nên tình hình cung ứng điện tuần qua vẫn tiếp tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98