Xung đột căng go giữa hai sàn giao dịch Ấn Độ và Singapore khiến nhà đầu tư “đứng ngồi không yên”

25/05/2018 10:08
25-05-2018 10:08:33+07:00

Xung đột căng go giữa hai sàn giao dịch Ấn Độ và Singapore khiến nhà đầu tư “đứng ngồi không yên”

Khởi đầu là sự bất đồng giữa hai sàn giao dịch chứng khoán châu Á, nay đã trở nay nỗi lo lắng khôn nguôi của các nhà đầu tư quốc tế.

Cuộc tranh cãi quyết liệt giữa Sàn Giao dịch Chứng khoán (SGX) và Sàn Giao dịch Chứng khoán Ấn Độ (NSE) về các hợp đồng phái sinh đang gây nguy cơ đặt dấu chấm hết cho một cách thức phòng hộ cổ phiếu Ấn Độ của các nhà đầu tư quốc tế. Được biết, NSE đã khởi kiện sàn SGX tại một tòa án ở Mumbai (Ấn Độ). Trước tình hình trên, chuyên viên giao dịch (trader) tỏ ra bối rối và gấp rút đi tìm các cách thức mới để kiểm soát lượng cổ phiếu họ đang nắm giữ tại thị trường Ấn Độ (trị giá 2.3 ngàn tỷ USD) – một trong những thị trường lớn nhất của châu Á.

* Sở Giao dịch Chứng khoán lớn nhất Ấn Độ khởi kiện sàn SGX của Singapore

Xung đột giữa hai sàn đã dâng cao từ tháng 2/2018, sau khi NSE cho biết họ sẽ chấm dứt tất cả hợp đồng cấp phép với các sàn nước ngoài, đồng thời ngừng cung cấp giá trực tuyến. Ấn Độ đang không khuyến khích hoạt động giao dịch ở nước ngoài, thay vào đó, họ đang thúc đẩy xây dựng một khu vực giao dịch không chịu thuế có tên là Gift City ở Mumbai (quê nhà của Thủ tướng Narendra Modi). Đây là một phần trong nỗ lực lớn hơn của các quốc gia châu Á nhằm kiểm soát lượng vốn, đồng thời tăng cường sự hòa nhập vào hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, chúng không được các chuyên gia quản lý quỹ hoan nghênh.

“Động thái này không giúp ích gì cả, vả lại, nó còn truyền tải tín hiệu sai tới cộng đồng đầu tư”, Salman Ahmed, Trưởng Bộ phận Chiến lược đầu tư tại Lombard Odier Investment Managers có trụ sở ở Luân Đôn, cho hay. “Bạn muốn mở tài khoản vốn theo từng bước và để những người nước ngoài đầu tư vào dân số vô cùng trẻ ở nước bạn. Đây là một tín hiệu rất xấu để truyền tải tới nhà đầu tư”.

NSE và SGX lần đầu đụng độ trong tháng 1/2018, khi Sàn giao dịch lớn nhất của Ấn Độ này yêu cầu các sàn đối tác ngừng kế hoạch tung ra các hợp đồng tương lai dựa trên 1 cổ phiếu duy nhất – hợp đồng này chuyên theo dõi một vài công ty lớn nhất của Ấn Độ. Tuy nhiên, SGX đã ngó lơ yêu cầu trên, và một tuần sau đó, 3 sàn giao dịch quốc gia Ấn Độ cho biết họ đã hủy bỏ các thỏa thuận với đối tác nước ngoài. Điều này có nghĩa Singapore không còn có thể cung cấp hợp đồng tương lai đựa trên chỉ số Nifty 50 – chỉ số chuẩn của Ấn Độ.

“Cuộc xung đột này nghiêng nhiều hơn về kiểm soát và khối lượng”, Vik Mehrota, Giám đốc điều hành của Venus Capital Management Inc. ở Boston và là người đã đầu tư vào Ấn Độ từ năm 1994, cho hay. “Đây chỉ là động thái tự bảo vệ mình của NSE. Đây là cuộc chiến không cần thiết”.

"Đây quả là một mớ hỗn độn”, ông David Shin, Trưởng Bộ phận Kinh doanh sản phẩm phái sinh cổ phiếu toàn cầu ở khu vực châu Á của TD Securities, cho hay. “Tôi không nhận thấy cách SGX có thể thông qua đợt phát hành hợp đồng phái sinh trong lúc tình hình như thế này. Có nhiều vấn đề mơ hồ ở đây, vì nếu nhà đầu tư giao dịch các hợp đồng mới biết được trường hợp kiện tụng đang diễn ra, liệu có trách nhiệm pháp lý nào có thể tác động tới các nhà đầu tư sử dụng các hợp đồng mới này hay không?”.

Các quan chức từ NSE và SGX từ chối bình luận về thông tin trên.

Khởi kiện ra tòa

NSE khởi kiện SGX để cố gắng ngăn chặn SGX phát hành các sản phẩm phái sinh có khả năng thay thế các hợp đồng Nifty 50 – vốn đã giao dịch ở Ấn Độ trong vòng 18 năm qua. Sàn SGX chuẩn bị tung ra hợp đồng tương lai chỉ số Ấn Độ SGX (SGX India Futures) vào ngày 04/06/2018, và cho biết các hợp này này sẽ sử dụng các dữ liệu công khai. NSE tranh luận rằng chúng là các sản phẩm không được cấp phép và tương tự với hợp đồng tương lai mang thương hiệu Nifty. Sàn NSE đã cố gắng tạo phiên điều trần khẩn cấp mà không báo cho SGX – một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ hợp tác 18 năm giữa các công ty này đã trở nên tồi tệ hơn biết bao nhiêu.

Cuộc điều trần kế tiếp về trường hợp này sẽ diễn ra vào ngày thứ Bảy (26/05), trong lúc đó Tòa Án Bombay High đã đưa ra một lệnh cấm SGX phát hành các sản phẩm mới.

Nếu NSE giành chiến thắng và giả định SGX tuân theo phán quyết của Ấn Độ thì nhà đầu tư quốc tế sẽ không còn cách nào để dễ dàng phòng hộ cổ phiếu Ấn Độ. Một số chuyên gia quản lý tài sản toàn cầu cho biết họ có thể rút vốn ra khỏi Ấn Độ, Eugenie Shen, Giám đốc quản lý và Trưởng Bộ phận quản lý tài sản tại Asia Securities Industry & Financial Markets Association, cho hay. Những người khác có lẽ sẽ giảm tỷ trọng.

“Nhiều người vẫn thích tiếp cận tới Ấn Độ thông qua các sản phẩm nước ngoài hoặc các phương tiện nước ngoài vì quan điểm chung ở đây là sẽ khó khăn và đắt đỏ để người nước ngoài đầu tư vào một quốc gia”, bà Shen lý giải.

Câu hỏi mà nhà đầu tư đặt ra là họ sẽ phải làm gì nếu Singapore từ bỏ các hợp đồng tương lai Ấn Độ - hiện đã có 15 tỷ USD hợp đồng mở, theo lời của Sean Cunningham, Trưởng Bộ phận Thị trường vốn và tài sản có thu nhập cố định tại Asia Pacific at BlackRock.

“Nhà đầu tư đang tìm các phương án khác để có thể có được lượng tỷ trọng phải có”, ông Cunningham cho hay. “Vẫn còn quá nhiều bất ổn về kết quả cuối cùng”.

Các luật sư của SGX ở tòa án Mumbai đã báo hiệu trong ngày thứ Tư (23/05) rằng họ sẽ sẵn sàng dùng trọng tài để giải quyết vấn đề trên, mặc dù vẫn chưa rõ sẽ sử dụng hợp đồng nào để giải quyết tranh chấp. Được biết, hợp đồng giữa các sàn này lần đầu ký kết trong năm 2000 và được sửa đổi trong năm 2017.

Cùng lúc đó, những thành phần tham gia thị trường nên cố gắng giao dịch trong nước hoặc sử dụng các sản phẩm tổng hợp để phòng hộ, Nikhil Bhatnagar, Trưởng Bộ phận Kinh doanh châu Á tại Auerbach Grayson & Co. ở New York, cho hay.

“Nhà đầu tư sẽ chịu tổn thương trong câu chuyện này”, Anil Ahuja, CEO tại IPEplus Advisors có trụ sở ở Singapore, cho hay.

Singapore đã trở thành trung tâm giao dịch nước ngoài đối với nhiều thị trường, bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Đáp trả lại động thái của Ấn Độ trong tháng 2/2018, nhiều chuyên gia phân tích đã hạ bớt đánh giá xếp loại về cổ phiếu của SGX. Cổ phiếu của sàn này có lúc giảm 2.4% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (22/05).

Có khoảng 1.65 triệu hợp đồng tương lai chỉ số Nifty 50 Index được giao dịch trên SGX trong tháng 4/2018. Mặc dù đã giảm 14% so với tháng trước, nhưng đây vẫn là hợp đồng được giao dịch nhiều thứ 3 trên sàn SGX, chỉ sau hợp đồng FTSE China A50 và MSCI Taiwan.

Tháng trước, SGX cho biết họ sẽ tung ra hợp đồng phái sinh dựa trên chỉ số Ấn Độ của riêng họ vào tháng 6/2018, ngay cả khi họ tiếp tục xem xét tới việc liên doanh với NSE ở Gift City. Trong tuyên bố ngày thứ Ba (22/05), SGX cho hay điều quan trọng là duy trì thanh khoản ở thị trường nước ngoài để kết nối các nhà đầu tư quốc tế đến với Gift City.

“Trường hợp trên có thể gây tác động tiêu cực trong nhiều năm, nhưng cũng là quyết định tác động nhiều nhất trong ngắn hạn”, Sandeep Parekh, nhà sáng lập của Finsec Law Advisors, cho biết qua điện thoại. “SGX sẽ gặp rắc rối nếu tòa án ngăn chặn đợt phát hành; nếu họ không ngăn chặn thì NSE sẽ bị ràng buộc – có khả năng cao là NSE sẽ chấm dứt toàn bộ quan hệ đối tác với SGX, bao gồm cả đề xuất liên doanh ở Gift City”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tăng 5 phiên liên tiếp, Dow Jones có chuỗi leo dốc dài nhất kể từ tháng 12/2023

Chỉ số Dow Jones và S&P 500 tăng điểm vào ngày thứ Ba (07/05), khi nhà đầu tư tìm kiếm thêm gợi ý về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu hạ lãi...

Dow Jones tăng 4 phiên liên tiếp

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Hai (06/05), với Phố Wall nối dài đà tăng mạnh trong phiên trước đó, khi nhà đầu tư tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)...

Nhen nhóm tín hiệu lạc quan, các thị trường chứng khoán châu Á ngập sắc xanh

Số liệu yếu ớt về thị trường việc làm tại Mỹ tháng trước nhen nhóm tín hiệu lạc quan về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed - ngân hàng trung ương) sẽ hạ lãi suất...

Warren Buffett nhận trách nhiệm vì lỗ nặng khi bán cổ phần Paramount

Warren Buffett tiết lộ ông đã lỗ khi bán toàn bộ cổ phần của Berkshire Hathaway tại Paramount.

Warren Buffett đang cân nhắc đầu tư vào Canada, núi tiền mặt có thể cán mốc 200 tỷ USD vào cuối quý 2

Tại cuộc họp thường niên của Berkshire Hathaway trong ngày 04/05, huyền thoại đầu tư Warren Buffett tiết lộ đang cân nhắc một khoản đầu tư ở Canada.

Công ty của Warren Buffett sở hữu núi tiền mặt 189 tỷ USD

Berkshire Hathaway ghi nhận lợi nhuận hoạt động tăng bứt phá trong quý 1/2024, trong khi núi tiền mặt cũng lập kỷ lục 189 tỷ USD.

Warren Buffett mạnh tay bán 116 triệu cp Apple trong quý 1

Berkshire Hathaway – dưới sự dẫn dắt của Warren Buffett – tiếp tục thu hẹp canh bạc lớn nhất tại Apple trong quý 1/2024.

Chờ đợi gì từ cuộc họp thường niên của Berkshire Hathaway khi vắng bóng Charlie Munger?

Khi Warren Buffett bắt đầu cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên của Berkshire Hathaway trong ngày 04/05, đây có lẽ là cuộc họp lạ lẫm với các cổ đông bởi lẽ Charlie Munger đã...

Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau báo cáo việc làm của Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh vào ngày thứ Sáu (03/05), sau khi báo cáo việc làm tháng 4 yếu hơn dự báo làm tăng hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm...

Dow Jones tăng gần 600 điểm sau báo cáo việc làm yếu hơn dự báo

Chứng khoán Mỹ tăng sốc đầu phiên ngày 03/05 sau khi báo cáo việc làm yếu hơn dự báo làm sống dậy hy vọng Fed có thể sớm giảm lãi suất.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98