Chủ tịch Masan: 'Triển vọng tập đoàn chưa bao giờ mạnh như lúc này'

06/06/2018 13:29
06-06-2018 13:29:34+07:00

Chủ tịch Masan: 'Triển vọng tập đoàn chưa bao giờ mạnh như lúc này'

Khẳng định trên được người đứng đầu Tập đoàn đưa ra tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên, sau hàng loạt con số tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh vừa qua.

Trong thông điệp gửi đến cổ đông ở mùa đại hội năm nay, Chủ tịch HĐQT Masan trực tiếp khẳng định: “Masan Group tiếp tục dấn bước (keep going) với lý tưởng thật sự”.

“Từ bên ngoài nhìn vào, Masan dường như rất phức tạp với quá nhiều lĩnh vực kinh doanh, một công ty đang giảm đà tăng trưởng và chưa rõ chiến lược trong tương lai. Thực ra, chúng ta đang xây những mảnh ghép của một bức tranh lớn. Triển vọng của các công ty thành viên, nguồn nhân lực và đường lối tổ chức của Masan chưa bao giờ mạnh như lúc này”, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan nhấn mạnh.

Hoàn thiện các mảnh ghép

Nhìn vào kết quả kinh doanh cuối năm 2017 có thể thấy, việc lựa chọn “dấn bước” của Masan không mấy dễ dàng.

Chẳng hạn với Masan Resources (MSR), Masan đã mua lại mỏ Núi Pháo ở thời điểm giá volfram trên “đỉnh” và đi vào khai thác khi giá “xuống đáy”. MSR hiện đã chiếm 36% thị trường cung cấp vonfram toàn cầu ngoài Trung Quốc. Năm 2018, công ty dự kiến đạt 8.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 48% và 385% so với năm 2017.

Năm ngoái, MSR cũng đầu tư một khoản lớn vào kiểm soát môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây cũng là nhà sản xuất có chi phí thấp nhất thế giới.

Ông Nguyễn Đăng Quang khẳng định Masan Group đang đi đúng hướng.

Với Masan Nutri-Science, tính đến 31/12/2017, doanh thu công ty đã sụt giảm trên 2 con số so với cùng kỳ 2016. Biên lợi nhuận của Masan Nutri-Science cũng bị co lại (EBITDA giảm 2% so với 2016).

Con đường chinh phục mục tiêu khai thác thị trường thịt ước tính trị giá 9 tỷ USD của Masan cũng vì vậy trở nên xa hơn. Trong bối cảnh này, tập đoàn có thể cân nhắc giảm bớt đầu tư, áp lực tài chính. Song Masan vẫn giữ tinh thần “keep going”, hoàn thiện chuỗi cung ứng theo mô hình 3F và mạnh tay đầu tư thêm 1.200 tỷ đồng, sau đó là 1.000 tỷ đồng tại trang trại nuôi heo kỹ thuật cao tại Nghệ An cùng tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam.

Quý IV/2018, Nutri-Science dự kiến ra mắt sản phẩm thịt mát truy xuất được nguồn gốc, có thương hiệu. “Đây là sự hoàn thiện mảnh ghép thị trường thịt chế biến - ngành hàng mới nhưng còn nhiều tiềm năng, vào bức tranh chung phục vụ ngành hàng tiêu dùng”, chủ tịch Masan nói.

Từ đây, những mảnh ghép có quan hệ sản xuất, chế biến, cung ứng, phân phối trong chuỗi hàng tiêu dùng Masan tiếp tục khớp vào nhau theo đúng tinh thần “keep going”.

Các cổ đông của Masan Group lắng nghe chiến lược kinh doanh năm 2018.

Ông Trương Công Thắng, lãnh đạo Masan Consumer cho biết, mì ăn liền (chiếm hơn 20% doanh thu của MCH) từ năm 2017, đã phục vụ nhiều và tốt hơn bữa ăn của người tiêu dùng với các sản phẩm mới như Kokomi Đại, Omachi có cây thịt và mì ly Omachi.

Qua đó, doanh thu thực phẩm tiện lợi tiếp tục được cải thiện. Năm nay, Masan Consumer đặt mục tiêu đạt tăng trưởng 30-40%, nước mắm cao cấp chiếm 15% ngành hàng, Omachi chiếm 45% ngành hàng và tỷ trọng thực phẩm/đồ uống là 65:35. Một giai đoạn chuyển đổi từ bán hàng sang xây dựng thương hiệu với các sản phẩm cao cấp của Masan Consumer, chịu doanh thu giảm và hàng tồn kho lớn đã đưa đến thời kỳ tăng trưởng mạnh trở lại.

Tương tự Techcombank, thành viên Masan có kiểm soát lợi ích 20% nhưng khá trọng yếu với tập đoàn và cả thị trường tiêu dùng hơn 90 triệu dân, sau thời kỳ tái cơ cấu đã vươn lên “số 1” trong nhiều lĩnh vực dịch vụ tài chính. Techcombank đặt mục tiêu nâng thu phí bảo hiểm năm 2018, tăng tỷ trọng trong thu nhập từ phí dịch vụ lên đến 50% và 50% còn lại là thu nhập từ lãi ở năm 2020. Điều này sẽ hoàn thiện mảnh ghép thứ 4 như Masan kỳ vọng.

“Keep going” cùng người tiêu dùng

Bốn mảnh ghép sản xuất thực phẩm - đồ uống, chuỗi giá trị thịt, khoáng sản và dịch vụ tài chính đang làm nên sức mạnh của một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Nhưng đích nhắm “keep going” không chỉ dừng lại ở tài chính.

“Mục tiêu của chúng tôi là được thế giới công nhận, trở thành niềm tự hào của Việt Nam thông qua việc tạo dựng một mô hình kinh doanh thành công ở châu Á. Đó là mô hình dựa trên 4 giá trị cốt lõi: cùng nhau thịnh vượng; chính trực; khả năng lãnh đạo và phát triển bền vững”, ông Quang chia sẻ.

Lý tưởng của Masan là “keep going” cùng người tiêu dùng.

Masan cụ thể hóa mục tiêu trên bằng triết lý “làm ít hơn nhưng tốt hơn”, đồng hành với người tiêu dùng và đối tác.

Hiện Masan có 10.000 lao động, doanh thu hơn 40.000 tỷ đồng/năm, đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 5.000 tỷ đồng/năm và đang phục vụ cho 98% bếp ăn người Việt. Trách nhiệm của tập đoàn không chỉ là kiến tạo và mang đến sản phẩm, mà còn mang đến niềm tin và những giá trị bền vững.

Đặt các mục tiêu trung dài hạn nên nền tảng “lấy người tiêu dùng làm trung tâm”, điều Masan cần làm là có nhiều hơn nữa những phát kiến mang hàm lượng kỹ thuật và giá trị đạo đức để phát triển kinh tế ở cả tiêu dùng, thương mại và công nghiệp.

Hà Mỹ Giang

Zing





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ Vietbank: Phấn đấu lãi hơn ngàn tỷ, chia cổ tức 25%, niêm yết HOSE

Sáng ngày 26/04/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, tăng vốn...

Thiếu tỷ lệ tham dự, ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của PET bất thành

Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (HOSE: PET) không thể tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2024 theo kế hoạch vào ngày 26/04, do tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết tham dự...

ĐHĐCĐ VietABank: Lợi nhuận quý 1 khoảng 258 tỷ đồng

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận, thông qua các tờ trình quan trọng như kế hoạch kinh...

Chủ tịch PDR: Hé lộ đối tác mua đứt block B1 dự án Astral City ở Bình Dương

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức sáng 26/04, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) hé lộ kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường trong năm...

ĐHĐCĐ HDBank: Kế hoạch tăng trưởng năm thứ 12 liên tiếp

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HOSE: HDB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để thảo luận về kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận và...

ĐHĐCĐ IDC: Kế hoạch chuyển sàn qua HOSE, duy trì cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40% trong bao lâu?

Sáng 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tổng Công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) diễn ra nhằm thông qua kế hoạch lãi trước thuế hơn 2,500 tỷ đồng, cổ tức năm 2023 bằng...

ĐHĐCĐ Eximbank: Bầu Chủ tịch Bamboo Capital vào HĐQT

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng vốn, dời trụ sở...

Doanh thu quý 1 tăng ngàn tỷ, vì sao lợi nhuận Sabeco chỉ nhích nhẹ?

Nhu cầu tiêu thụ bia cải thiện giúp doanh thu quý 1/2024 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) tăng gần 1,000 tỷ đồng so với cùng...

Chủ tịch Sacombank Dương Công Minh: Tôi không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan

Sáng ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi...

Lợi nhuận quý 1 của TIP gấp hơn 2 lần cùng kỳ

Nhờ khoản hoàn nhập dự phòng của CTCP Cà phê Olympic, CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (HOSE: TIP) báo lãi ròng quý 1/2024 gấp hơn 2 lần cùng kỳ, đạt hơn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98