Cuộc "đánh chiếm" của Smartphone Trung Quốc trên thị trường Việt

02/06/2018 08:45
02-06-2018 08:45:00+07:00

Cuộc "đánh chiếm" của Smartphone Trung Quốc trên thị trường Việt

Không chỉ tăng về số lượng, thị phần của nhiều thương hiệu điện thoại Trung Quốc ở Việt Nam đang ngày càng cao.

Bước vào các cửa hàng điện thoại di động ở Hà Nội và TP HCM, những vị trí nổi bật cạnh Samsung, Apple giờ là khu trưng bày của Oppo, Huawei, Vivo... chứ không còn là HTC, LG hay BlackBerry, Asus như vài năm trước.

Đánh vào giá rẻ

Những chiếc điện thoại với một mức giá rẻ mà từ cấu hình, thiết kế, camera, giao diện, tính năng đều rất vừa vặn thậm chí là quá tốt so với tầm giá mà nó đem lại. Số lượng tăng đồng nghĩa với việc chiếm lĩnh thị phần tại thị trường Việt Nam đối với các hãng đến từ Trung Quốc ngày càng trở nên vô cùng dễ dàng.

Bên cạnh Oppo, Xiaomi, Huawei, Honor, Vivo, còn không ít thương hiệu nhỏ chỉ xuất hiện theo dạng kinh doanh thương mại điện tử, phân phối trên các kênh bán hàng trực tuyến. Số lượng thương hiệu smartphone Trung Quốc tại Việt Nam đã lên tới số hàng chục, áp đảo và tạo ra sức ép khiến những tên tuổi một thời như HTC, LG hay BlackBerry dần phải rút lui khỏi thị trường.

Việt Nam đang được coi là thị trường trọng điểm của các hãng smartphone Trung Quốc trong kế hoạch bành trướng ra quốc tế. Năm ngoái, Việt Nam là một trong ba thị trường được đích thân nhà sáng lập kiêm CEO Xiaomi, Lei Jun, thị sát. Ngay sau đó vào đầu 2018, thương hiệu này đã có cửa hàng uỷ quyền Mi Store đầu tiên tại TP HCM. Người đứng đầu của Xiaomi đánh giá tiềm năng của thị trường Việt Nam cao như Ấn Độ bởi đà tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng smartphone còn rất lớn vì gần một nửa người dùng vẫn đang sử dụng điện thoại cơ bản.

Thực tế, không chỉ áp đảo về số lượng, doanh số bán của các hãng Trung Quốc tại Việt Nam cũng rất đáng gờm. Theo thống kê của GfK năm 2017, Oppo là thương hiệu smartphone lớn thứ hai ở Việt Nam, trên cả Apple và chỉ sau Samsung. Công ty này mới có mặt ở thị trường trong nước từ cuối năm 2012.

Cũng theo thống kê trên, trong tháng 3/2018, 3 trong 5 thương hiệu có doanh số smartphone tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam tới từ Trung Quốc. Xiaomi, Huawei hay Vivo đều đang có chỗ đứng đáng kể, vượt mặt những tên tuổi "gạo cội" như Sony, hay "hất văng" những cái tên phổ biến một thời như Asus hay HTC khỏi danh sách.

Mới đây, hãng điện thoại đến từ Trung Quốc là Huawei đã gây sốc khi đưa ra mục tiêu trở thành thương hiệu điện thoại bán chạy số 2 ở dải đất chữ S vào năm 2020. Để đoạt được vị trí này, hãng sẽ phải nỗ lực vượt qua Oppo (một đồng hương hiện đang là hãng smartphone "Made in China" được ưa chuộng nhất ở Việt Nam, với thị phần 21%) và iPhone của Apple (với thị phần 10,2%).

Mới chỉ "mạnh" ở tầm trung

Các smartphone Trung Quốc dù giá thấp nhưng lại được làm hình ảnh rất tốt, mỗi hãng tập trung vào một thế mạnh, ví dụ Xiaomi là cấu hình cao; Oppo, Vivo là selfie đẹp; Huawei thiên về chụp ảnh, thiết kế... Tất cả đều nhắm vào giới trẻ - độ tuổi thích chụp hình, ưa mạng xã hội, cần điện thoại cấu hình cao, "mạnh dạn" chi nhưng không có nhiều tiền.

Dù vậy, thực tế smartphone thương hiệu Trung Quốc vẫn còn nhiều khó khăn chưa giải quyết được sau nhiều năm ở thị trường Việt Nam.

Thứ nhất là, để vươn lên tầm cao hơn, thỏa mãn được cả những người dùng khó tính, có thể mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, thì các hãng smartphone Trung Quốc sẽ gặp khó khăn.

Vì nếu giậm chân ở phân khúc thấp thì chỉ đủ tốt, nếu bước lên phân khúc cao thì giá thành nâng lên, sức cạnh tranh hạn hẹp. Điều đáng nói là phải có sự sáng tạo không ngừng, dẫn đầu được làng công nghệ, thì mới mong chiếm đoạt được ngôi vua. Có thể thấy, ở tầm giá trên 10 triệu đồng, họ gần như vắng bóng. Một số model cao cấp như Xiaomi Mi Mix hay Mi Mix 2 dù ra mắt với mức giá của hàng cao cấp, sau một thời gian cũng liên tục phải giảm giá hàng triệu đồng để xuống phân khúc thấp hơn. Oppo dù có thị phần đứng thứ hai, nhưng họ đã dừng bán smartphone cao cấp nhiều năm qua và chỉ đưa về thị trường các sản phẩm tầm trung và giá rẻ.

Về giá trị thương hiệu, theo nhiều chuyên gia, dù có tích hợp nhiều công nghệ hay cấu hình cực mạnh, sức ảnh hưởng của smartphone Trung Quốc vẫn chưa thể bằng các thương hiệu tên tuổi như Sony hay HTC, chứ chưa nói tới Apple hay Samsung.

Còn với người dùng ở tầng lớp trung niên, điện thoại Trung Quốc vẫn chưa chiếm được cảm tình. Do bị ảnh hưởng bởi định kiến về smartphone Trung Quốc giá rẻ của những năm 2000, phần lớn những người dùng này đều chưa tin tưởng vào các thương hiệu mới và cho là thiếu an toàn, bảo mật cá nhân kém, dễ dính virus trộm dữ liệu cá nhân...

Giới công nghệ cho rằng, người Việt chuộng smartphone Trung Quốc vì các chiến lược đánh trúng tâm lý, nhưng để trở thành tín đồ trung thành về lâu về dài thì số lượng này không có nhiều.

dg

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Apple tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang các nước Đông Nam Á

Apple đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi kéo dài cả thập kỷ nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á, cả về...

NVIDIA cùng doanh nghiệp Việt xây dựng nhà máy AI 200 triệu USD

Ngày 23/04, Tập đoàn FPT (HOSE: FPT) công bố hợp tác chiến lược với đại gia công nghệ NVIDIA về thúc đẩy nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), cung cấp dịch vụ, giải...

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu giảm phí trước bạ ôtô trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất trong tháng 5/2024 việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, giảm...

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt...

Google tiếp tục sa thải số lượng lớn nhân viên nhằm cắt giảm chi phí

Động thái của Google và những diễn biến tương tự trong khắp ngành công nghệ năm nay làm tăng thêm lo ngại rằng việc sa thải có thể tiếp tục xảy ra khi các công ty...

Những câu hỏi mà dân bán ô tô không thích nghe vì khó moi tiền khách hàng

Một ông chủ đại lý ô tô có kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề đã chia sẻ những câu hỏi mà người mua xe đặt ra có thể khiến nhân viên bán ô tô khó chịu. Điều đó cũng...

Ứng dụng AI vào công việc – không thể cưỡi ngựa xem hoa

Các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) rất hữu ích trong công việc nhưng để có thể vận dụng hiệu quả thì không đơn giản. Một số người dùng có tâm lý nôn nóng, muốn đạt...

Khi các Big Tech không còn được "nuông chiều"

Sau hơn một thập kỷ được “nuông chiều,” các Big Tech đang phải đối mặt với xu hướng siết chặt quản lý từ các cơ quan thực thi chống độc quyền của Mỹ.

Thị trường xe máy chạm đáy, doanh số xuống thấp kỷ lục trong 6 năm qua

Trong cả quý I/2024, 5 hãng xe máy gồm Honda, Yamaha, Suzuki, SYM và Piaggio chỉ bán ra tổng cộng hơn 600.000 chiếc, thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.

Apple kêu gọi đảo ngược lệnh cấm nhập khẩu đồng hồ thông minh

Theo Apple, lệnh cấm không thể có hiệu lực vì một thiết bị đeo của Masimo được cấp bằng sáng chế "hoàn toàn chỉ là giả thuyết" khi hãng này nộp đơn khiếu nại ITC...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98