8/10 thị trường quốc tế của Viettel đã kinh doanh có lãi

06/07/2018 18:55
06-07-2018 18:55:00+07:00

Dịch vụ

8/10 thị trường quốc tế của Viettel đã kinh doanh có lãi

Tập đoàn Viettel đã đầu tư ra 10 thị trường nước ngoài với tổng dân số 240 triệu người, mục tiêu tới năm 2020 sẽ có quy mô thị trường với dân số 400 - 500 triệu người.

Peru hiện là thị trường quốc tế có lợi nhuận lớn nhất của Viettel và cũng là thị trường nước ngoài duy nhất có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam (GDP cao hơn gấp 3 lần).

Tính đến cuối tháng 6/2018, trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, 8/10 thị trường quốc tế của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã kinh doanh có lãi. Các thị trường này bao gồm: Peru, Campuchia, Lào, Haiti, Burundi, Đông Timor, Mozambique và Cameroon.

Trong đó, 3 thị trường đã hoàn vốn đầu tư (Lào, Campuchia, Đông Timor) và đứng số 1 tại thị trường về mạng lưới viễn thông, đã thu về gấp 4 - 5 lần giá trị vốn đầu tư.

Hai thị trường còn lỗ kế hoạch là Tanzania (mới kinh doanh 2 năm) và Myanmar (khai trương hôm 9/6/2018). Tuy nhiên, cả 2 thị trường này đều có tốc độ tăng trưởng tốt.

Năm 2017, Tanzania có tăng trưởng doanh thu 35%. Mytel (mạng di động của Viettel tại Myanmar) vừa vượt mốc 1 triệu thuê bao chỉ sau 10 ngày khai trương – tốc độ phát triển chưa từng có của Viettel tại tất cả các thị trường trên thế giới (kể cả Việt Nam).

Với riêng Viettel Global (công ty phụ trách mảng đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Viettel), kết quả kinh doanh quý 1/2018 cũng có nhiều thay đổi tích cực. Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1 (không bao gồm thị trường có lãi lớn nhất năm 2017 là Peru) có lợi nhuận gộp tăng 42% so với cùng kỳ. Lãi hợp nhất của Viettel Global trong quý 1/2018 đạt 14 tỷ đồng trong bối cảnh hai thị trường lớn nhất là Tanzania và Myanmar vẫn trong thời kỳ lỗ kế hoạch.

Việc nhiều thị trường kinh doanh có lãi nhưng lợi nhuận hợp nhất của Viettel Global chưa cao là do các thị trường đầu tư sau có quy mô lớn hơn các thị trường đầu tư trước đó nhiều nên lợi nhuận từ các thị trường trước chưa đủ để bù lại các khoản đầu tư ban đầu rất lớn.

Diện tích 3 nước Tanzania, Cameroon và Myanmar gấp 1.7 so với diện tích 5 nước kinh doanh trên 3 năm sau khai trương và đã có lãi là Lào, Campuchia, Đông Timor, Haiti, Mozambique; dân số thì gấp 2.1 lần.

Bên cạnh đó, Peru là thị trường có lợi nhuận lớn nhất vẫn chưa được tính vào kết quả của Viettel Global do quy định của chính phủ Peru. Thị trường Peru do Viettel Global quản lý và kinh doanh nhưng chưa được đưa vào kết quả hợp nhất (dù có lợi nhuận lớn nhất) là do quy định của chính phủ Peru yêu cầu Tập đoàn Viettel phải đứng tên chủ đầu tư. Peru cũng là thị trường quốc tế duy nhất hiện nay có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam, với GDP trên đầu người cao hơn gấp 3 lần.

Trên thực tế, với các doanh nghiệp đi đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông, thời gian để đạt được điểm hoà vốn kể từ khi chính thức khai trương tối thiểu từ 4-5 năm với các thị trường có mức độ cạnh tranh cao. Trong khi đó, Viettel đặt mục tiêu chỉ là 3 năm phải có lãi.

Hiện, Tập đoàn Viettel nằm trong Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao và Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Viettel đã đầu tư ra 10 thị trường nước ngoài với tổng dân số 240 triệu người, trải rộng khắp 3 châu lục (châu Á, châu Phi và châu Mỹ). Mục tiêu tới năm 2020 của Viettel là mở rộng thị trường đầu tư đạt quy mô dân số 400 - 500 triệu dân và đứng trong Top 10 công ty viễn thông toàn cầu.

Nguyễn Hòa

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cổ phiếu APC giao dịch trở lại trên UPCoM từ 15/05

Sau khi rời sàn HOSE do bị hủy niêm yết bắt buộc, hơn 20.1 triệu cp của CTCP Chiếu xạ An Phú (Apira) với mã chứng khoán APC sẽ bắt đầu giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Lỗ lũy kế hơn 134 tỷ, cổ phiếu L61 sắp bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo hủy niêm yết bắt buộc gần 7.58 triệu cp của CTCP Lilama 69-1 (HNX: L61) từ ngày 17/05.

VGP lại rơi vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Cảng Rau Quả (HNX: VGP) vào diện cảnh báo, do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2023 quá 15 ngày so...

Hơn 2.2 triệu cp DPC sẽ bị hủy niêm yết từ 14/05

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 16/04 thông báo toàn bộ hơn 2.2 triệu cp của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC) sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 14/05, do lỗ lũy kế...

ELC muốn tạo "mưa" cổ phiếu, nâng vốn điều lệ vượt ngàn tỷ

CTCP Công Nghệ - Viễn Thông Elcom (HOSE: ELC) sắp phát hành 1 triệu cp ESOP, thời gian nhận tiền mua từ 15-24/04/2024. Chưa dừng lại ở đó, ELC còn có kế hoạch tạo...

Liên tục thua lỗ, một công ty thép cùng lúc rơi vào diện cảnh báo và kiểm soát

Ngày 04/04, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo đưa cổ phiếu của CTCP Đại Thiên Lộc (HOSE: DTL) vào diện cảnh báo và kiểm soát từ ngày 11/04, sau khoảng...

Cổ phiếu Nước giải khát Chương Dương giảm kịch sàn trước tin bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SCD của CTCP Nước giải khát Chương Dương do lỗ ba năm liên tục và vốn điều lệ âm...

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm quy định về việc nộp báo cáo tài chính kiểm toán.  

Lỗ vượt vốn điều lệ, một cổ phiếu ngành nhựa có nguy cơ bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây thông báo về khả năng hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC), sau 2 năm Công ty...

SPC vào diện cảnh báo, nối dài chuỗi ngày bị cắt margin

Ngày 20/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (HNX: SPC) vào diện cảnh báo, đồng thời bổ sung lý do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98