Châu Âu và Nhật Bản ký thỏa thuận tự do thương mại, xóa gần hết mọi thuế quan

17/07/2018 16:55
17-07-2018 16:55:00+07:00

Châu Âu và Nhật Bản ký thỏa thuận tự do thương mại, xóa gần hết mọi thuế quan

Thỏa thuận được ký trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang do chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tại Brussels hồi tháng 3/2017 - Ảnh: Reuters.

Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản ngày 17/7 ký một thỏa thuận thương mại rộng lớn, xóa bỏ gần như mọi hàng rào thuế quan giữa hai nền kinh tế, trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang do chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo hãng tin AP, Hiệp định Đối tác kinh tế EU-Nhật Bản đã được hai bên nhất trí vào cuối năm trước, và lễ ký ngày 17/7 tại Tokyo, là động thái cuối cùng để hoàn tất thỏa thuận.

Lẽ ra, thỏa thuận đã được ký ở châu Âu vào đầu tháng 7, nhưng việc ký kết đã bị hoãn do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phải hủy chuyến thăm Brussels để chỉ đạo giải quyết hậu quả trận lũ nghiêm trọng khiến hơn 200 người thiệt mạng ở khu vực Tây Nam nước này.

Hôm thứ Hai, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã tới Tokyo để chuẩn bị cho lễ ký.

Cả châu Âu và Nhật Bản đều đưa ra những dự báo khả quan về thỏa thuận bao trùm 1/3 nền kinh tế toàn cầu và 600 triệu dân.

Khi thỏa thuận được đưa vào thực thi, giá rượu vang và thịt lợn châu Âu tại thị trường Nhật sẽ giảm xuống. Giá phụ tùng máy móc, trà và các sản phẩm cá của Nhật tại thị trường châu Âu cũng trở nên rẻ hơn.

Theo thỏa thuận, 99% thuế quan đối với hàng Nhật và châu Âu sẽ được xóa bỏ. 94% thuế quan đối với hàng châu Âu vào Nhật cũng sẽ được xóa bỏ ngay, và tỷ lệ này sẽ tăng lên mức 99% sau vài năm. Một số trường hợp đặc biệt mà Nhật chưa thể gỡ hàng rào thuế quan có mặt hàng gạo - một mặt hàng có sự nhạy cảm lớn cả về văn hóa và kinh tế mà Tokyo đã bảo hộ nhiều thập kỷ.

Bước tiến lớn trong tự do hóa thương mại này đã được châu Âu và Nhật Bản thảo luận từ năm 2013, nhưng thời điểm ký kết thỏa thuận có một ý nghĩa lớn, bởi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang ở trong một cuộc chiến thương mại đầy căng thẳng.

Hiện tại, Washington và Bắc Kinh đã áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa của nhau. Mỹ còn dọa áp thuế 10% thêm 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, dẫn tới việc Trung Quốc cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng.

Ngoài thỏa thuận với EU, Nhật Bản còn đang xúc tiến các thỏa thuận thương mại khác, bao gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hay còn gọi là TPP 11 và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Hiệp định Đối tác kinh tế EU-Nhật Bản được coi là một "sản phẩm" của chính sách chấn hưng tăng trưởng kinh tế "Abenomics" của Thủ tướng Abe. Chính sách này nhằm đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thoát khỏi chuỗi thời gian tăng trưởng trì trệ kéo dài nhiều năm, bất chấp dân số Nhật suy giảm và người dân hạn chế chi tiêu. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế Nhật vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

Bằng cách tăng cường quan hệ với EU, Nhật Bản hy vọng sẽ thúc đẩy đầu tư trực tiếp song phương, chống lại xu hướng bảo hộ trên toàn cầu, và tăng cường vị thế của các thương hiệu Nhật Bản - Bộ Ngoại giao nước này nói trong một tuyên bố.

EU thì nói rằng tự do hóa thương mại với Nhật Bản sẽ giúp châu Âu xuất khẩu được nhiều hơn các sản phẩm hóa chất, quần áo, mỹ phẩm và bia sang Nhật Bản, theo đó tạo thêm việc làm cho người châu Âu. Người tiêu dùng Nhật vốn ưa chuộng hàng hóa châu Âu, nên giá hàng châu Âu giảm có thể khuyến khích người dân đất nước mặt trời mọc chi tiêu nhiều hơn.

AN HUY

VNECONOMY





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhật Bản: Đồng yen có thể suy yếu xuống mức kỷ lục của 38 năm trước

Đồng yen của Nhật Bản là “nạn nhân” rõ ràng nhất của sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản với Mỹ, và thậm chí cả hoạt động đầu cơ.

Các đồng tiền châu Á sắp có tuần tăng giá mạnh nhất trong 2 tháng

Các đồng tiền châu Á sắp ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước đẩy mạnh can thiệp để hỗ trợ tỷ giá.

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98