Sức ép tăng lãi suất là có, nhưng chưa lớn

18/07/2018 13:41
18-07-2018 13:41:50+07:00

Sức ép tăng lãi suất là có, nhưng chưa lớn

Nhiều ngân hàng âm thầm tăng lãi suất huy động từ cuối tháng 6

Áp lực lạm phát dự kiến tiếp tục gia tăng do điều chỉnh tăng lương cơ sở, giá dịch vụ y tế, giáo dục, tỷ giá ghi nhận những biến động khá mạnh ngay từ đầu tháng 7... đang khiến lãi suất chịu sức ép tăng.

Chính sách tiền tệ nới lỏng hỗ trợ lãi suất trong quý II

Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, thanh khoản thị trường tiền tệ liên ngân hàng tiếp tục duy trì trạng thái khá dồi dào trong phần lớn thời gian của quý II/2018.

Mặt bằng lãi suất sau khi tăng nhẹ lên mức 1,6-1,8%/năm với kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần trong giai đoạn cuối tháng 4 và đầu tháng 5, thì đã nhanh chóng giảm trở lại về mức 0,8-1%/năm tại thời điểm cuối tháng 6/2018.

Như vậy, bình quân cả quý II/2018, lãi suất kỳ hạn 1 tuần là 1,42%, giảm 0,5% so với quý I và thấp hơn 2,4% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị giao dịch bình quân phiên quý II/2018 đạt khoảng 31.100 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với giá trị giao dịch của quý I, tập trung chủ yếu ở kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần (chiếm khoảng 76% tổng khối lượng giao dịch).

Đà giảm của lãi suất trên thị trường 2 hỗ trợ thị trường 1 cùng giảm. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi ở tất cả các kỳ hạn: Giảm 0,2 điểm phần trăm ở các kỳ hạn 1-5 tháng và 12-36 tháng, giảm 0,3 điểm phần trăm kỳ hạn 6-7 tháng và giảm 0,4 điểm phần trăm kỳ hạn 8-11 tháng.

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) giảm về 5-5,1%/năm so với mức 5,5%/năm vào tháng 1/2018; các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên cũng giảm từ 0,2-0,4%/năm so với đầu năm 2018…

Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, diễn biến lãi suất VND giảm nhờ Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng linh hoạt, với mức bơm ròng hơn 96.000 tỷ đồng trong tháng 4 và tháng 5, dù tháng 6 đã hút ròng mạnh dòng tiền về.

Huy động vốn tăng trưởng khá mạnh trong quý II/2018, với mức tăng hơn 4,5% và tăng cao hơn 1,5% so với tín dụng, kéo theo chênh lệch huy động vốn - tín dụng VND mở rộng khoảng 70.000-80.000 tỷ đồng. Số dư tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại hệ thống ngân hàng thương mại trong quý II/2018 vẫn duy trì ở mức khá cao so với cùng kỳ các năm trước, góp phần gia tăng nguồn vốn khả dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại.

Điểm tựa thanh khoản

Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, các lãnh đạo ngân hàng thương mại đều chung nhận định rằng, thanh khoản thị trường tiền tệ liên ngân hàng quý III/2018 vẫn khá ổn định, nhưng mức độ dư thừa sẽ giảm bớt so với quý II do áp lực lạm phát dự kiến tiếp tục gia tăng và biến động trên thị trường ngoại hối ngay từ đầu tháng 7 sẽ kéo theo động thái điều hành của chính sách tiền tệ tiếp tục theo hướng chặt chẽ hơn.

Theo đó, lãi suất kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần dự kiến dao động chủ yếu trong khoảng 1,2-2%/năm với kỳ hạn 1 tuần và kỳ hạn 3 tháng dao động trong khoảng 2,5-3%/năm.

“Áp lực lạm phát gia tăng là hiện hữu. Do vậy, chính trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện động thái thắt chặt tiền tệ thông qua việc hút tiền qua kênh tín phiếu cả về khối lượng, kỳ hạn và lãi suất, với mức hút ròng hơn 84.000 tỷ đồng riêng trong tháng 6”, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần trong miền Nam chia sẻ.

Thực tế, áp lực lạm phát dự kiến tiếp tục gia tăng do điều chỉnh tăng lương cơ sở, giá dịch vụ y tế, giáo dục, tỷ giá đã có những biến động khá mạnh ngay từ đầu tháng 7 trong bối cảnh nhu cầu ngoại tệ gia tăng và biến động trên thị trường quốc tế.

Theo đó, định hướng điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ chuyển dịch theo hướng tập trung hơn vào các mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá thông qua các biện pháp như tăng cường hút tiền qua kênh tín phiếu, hay bán USD cho các ngân hàng thương mại. Khảo sát của Báo Đầu tư Chứng khoán trên thị trường 1 cho thấy, khá nhiều ngân hàng đã âm thâm “dâng” lãi suất huy động ngay từ cuối tháng 6.

Mặc dù vậy, "điểm tựa" để lãi suất được kỳ vọng vẫn ổn định là nguồn cung vốn dự trữ cho thanh khoản thị trường tại thời điểm đầu quý III/2018 được nhận định vẫn ở mức khá, bao gồm 145.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn và 58.000 tỷ đồng dòng tiền về từ hoạt động bán USD của Ngân hàng Nhà nước trong những tuần qua.

Số dư tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng thương mại có thể giảm khoảng 20.000-30.000 tỷ đồng, nhưng vẫn ở mức cao khoảng160.000-180.000 tỷ đồng do triển vọng cân đối thu - chi ngân sách nhà nước vẫn khá tích cực trong bối cảnh chưa có những thay đổi lớn về mặt chính sách.

“Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại dự kiến chưa có đột biến so với giai đoạn 6 tháng đầu năm, đạt khoảng 3-3,5% trong quý III/2018, tương đương với tốc độ tăng trưởng huy động vốn.

Tuy nhiên, 2 yếu tố rủi ro lớn nhất đối với lãi suất VND mà chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ trong thời gian tới là chính sách điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và tăng trưởng huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương mại”, Nhóm nghiên cứu Ban Kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV nhận định.

Nhuệ Mẫn

Đầu tư chứng khoán





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một mã cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng tăng

Mới đây, Công ty chứng khoán DNSE đưa ra dự báo giá cổ phiếu của một ngân hàng vừa “chào sàn” HOSE trong quý 1 năm 2024 sẽ tăng trong thời gian tới.

174 nghìn tỷ đã giải ngân theo chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại TPHCM

Sau 4 tháng triển khai kể từ đầu năm 2024 đến nay, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo cụm, khu vực trên địa bàn TPHCM đã phát huy hiệu quả và có...

Shinhan Bank: Cắt giảm lãi suất có thể gây ra áp lực tăng giá cả và biến động tỷ giá hối đoái

Bước sang giai đoạn tiếp theo của năm 2024, nền kinh tế và tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng thích ứng với...

LPBank muốn đổi tên tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Bank"

Ngân hàng muốn đổi tên đầy đủ tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Joint Stock Commercial Bank". Tên viết tắt tiếng Anh vẫn giữ nguyên là LPBank.

Giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng

Tại dự thảo thông tư thay thế Thông tư 11 năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt...

Mức định giá khác nhau trong các nhóm ngân hàng

Mức độ rủi ro khác nhau dẫn đến sự chênh lệch trong mức định giá cổ phiếu của các ngân hàng. Mỗi nhóm ngân hàng với chiến lược kinh doanh khác nhau dẫn đến sự phân...

Giá USD suy yếu

Tuần qua (02-03/05/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm đáng kể sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98