M&A khách sạn ở Sài Gòn sôi động suốt một thập kỷ

29/08/2018 06:37
29-08-2018 06:37:11+07:00

M&A khách sạn ở Sài Gòn sôi động suốt một thập kỷ

10 năm qua, khách sạn TP HCM là tâm điểm của thị trường mua bán sáp nhập tài sản, nhiều thương vụ có bóng dáng của dòng vốn ngoại. 

Thống kê của Jones Lang LaSalle (JLL), từ năm 2006 đến nay, khoảng 12 năm, Hà Nội và TP HCM có tổng cộng hàng chục thương vụ M&A khách sạn, lần lượt chiếm tỷ trọng 22,8-24,3% trên tổng lượng giao dịch tài sản thuộc ngành này trên cả nước.

Điểm nóng du lịch khu vực miền Trung là Đà Nẵng có lượng giao dịch khách sạn chiếm 7% trong khi Quảng Nam, Phú Quốc, Đà Lạt, Phan Thiết có số thương vụ thâu tóm, mua bán sáp nhật khách sạn chiếm dưới 3%. Hải Phòng, Quy Nhơn, Côn Đảo, Sa Pa, Huế, An Giang, Cần Thơ có số thương vụ chiếm tỷ trọng 1,4%.

Hà Nội và Sài Gòn đều có thị trường M&A khách sạn vượt trội so với phần còn lại của thị trường, nhưng TP HCM mới là địa phương dẫn đầu về giá trị của các giao dịch trên cả nước. Đặc biệt trong 12 năm qua, TP HCM không chỉ là tâm điểm mua bán sáp nhập khách sạn cao cấp trên bình diện quốc gia mà lọt vào top 10 những thương vụ M&A khách sạn đình đám khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Những năm 2007 - 2017 là thời điểm cực thịnh của thị trường M&A khách sạn tại TP HCM. Trong giai đoạn này, Sài Gòn thường xuyên chứng kiến các thương vụ M&A khách sạn diễn ra sôi động, (có năm diễn ra 3 - 4 thương vụ). Đa phần các khách sạn được mua bán đều tập trung tại khu vực trung tâm thành phố, thuộc các quận 1, 3 và Phú Nhuận (gần sân bay Tân Sơn Nhất).

Riêng cột mốc 2014 - 2016, trong 3 năm này thị trường bất động sản TP HCM hồi phục mạnh mẽ, các thương vụ M&A khách sạn cũng diễn ra với tần suất khá dày.

Cụ thể, năm 2014 có 3 khách sạn tại TP HCM được mua bán sáp nhập gồm Indochine Park Tower ( đường Lê Quý Đôn quận 3), Movenpick Saigon (Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận), Intercontinental Asiana Saigon (Lê Duẩn, quận 1).

Năm 2015 cũng có 3 thương vụ bán khách sạn là: Riverside Serviced Apartments (Thảo Điền, quận 2), New World Saigon Hotel (Lê Lai, quận 1), Renaissance Riverside Hotel Saigon (Tôn Đức Thắng, quận 1).

Quần thể khách sạn cao cấp tại quận 1, TP HCM. Ảnh: Vũ Lê

Riêng năm 2016, khi thị trường Việt Nam được các nhà đầu tư ngoại đánh giá là "ngôi sao đang lên" trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và TP HCM có đến 4 thương vụ M&A khách sạn chỉ trong 12 tháng. Tất cả các khu lưu trú được mua bán sáp nhập trong năm này đều thuộc quận 1, khu vực lõi trung tâm TP HCM gồm: Novotel Saigon Centre (phố Hai Bà Trưng), Duxton Hotel Saigon (đường Nguyễn Huệ), Intercontinental Asiana Saigon (Lê Duẩn) và Le Meridien (Tôn Đức Thắng).

Theo bảng xếp hạng 10 giao dịch bất động sản khách sạn có giá trị cao nhất tại châu Á Thái Bình Dương nửa đầu năm 2016 do JLL công bố cũng ghi nhận sự hiện diện của một đại diện Việt Nam là khách sạn InterContinental Asiana Saigon thuộc khu phức hợp Kumho Asiana Plaza, TP HCM. Thương vụ này có giá trị chuyển nhượng là 74,9 triệu USD (không bao gồm khối bán lẻ và các hạng mục khác), đứng ở vị trí thứ chín bảng xếp hạng.

Asiana Airlines - hãng hàng không lớn thứ nhì Hàn Quốc đã bán 50% cổ phần khu phức hợp Kumho Asiana Plaza cho Saigon Boulevard Holdings - công ty con thuộc Tập đoàn Mapletree (Singapore). Thỏa thuận trị giá 107,5 triệu USD được hoàn tất ngày 9/6/2016, trong đó hạng mục khách sạn 5 sao có giá trị lớn nhất, chiếm gần 70% giá trị khu phức hợp.

Song song đó, thương vụ mua bán sáp nhập khách sạn Duxton đã gây chú ý lớn trên thị trường M&A khách sạn tại TP HCM. Đây là thương vụ mua bán cổ phần khách sạn có liên quan đến khối ngoại. Công ty Low Keng Huat của Singapore đã bán khách sạn Duxton Saigon trên phố Nguyễn Huệ, cho một nhà đầu tư giấu tên với trị giá giao dịch 49 triệu USD.

Sang năm 2017 thị trường mua bán sáp nhập khách sạn có phần chững lại và số lượng giao dịch thành công cũng giảm tốc. Năm này thương vụ M&A khách sạn duy nhất tại TP HCM là giao dịch Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương bán khách sạn 4 sao Senla Boutique trên đường Hai Bà Trưng, quận 1. Giá trị của thương vụ được bảo mật. Tuy nhiên, trước đó, khu lưu trú này từng được rao bán trên thị trường với mức giá 800-900 tỷ đồng. Chủ mới của khu lưu trú này là doanh nhân gốc Việt trở về từ Cộng hòa Sec.

Theo đánh giá của các đơn vị tư vấn M&A khách sạn, hiện nay Việt Nam (gây chú ý nhất là TP HCM) cùng với Nhật Bản và Australia là 3 thị trường nóng bỏng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài nhất.

Trong một thập kỷ qua, các thương vụ M&A khách sạn tại Việt Nam (chủ yếu là TP HCM và Hà Nội) dù được bảo mật hay công bố rộng rãi trên thị trường, không ít thì nhiều đều có bóng dáng của dòng vốn ngoại.

Các nhà đầu tư nước ngoài thường có khẩu vị khá giống nhau. Họ chuộng hình thức mua lại cổ phần lẫn nhau như bảo chứng về sự ổn định dòng tiền và đảm bảo an toàn cho suất đầu tư. Đặc biệt khối ngoại chỉ nhảy vào những thương vụ M&A khách sạn cao cấp, 4 - 5 sao và nhường hẳn thị phần khách bình dân tại TP HCM cho cho nhà đầu tư nội địa.

Vũ Lê

vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Văn Phú – Invest: Kỳ vọng chuyển mình trong bối cảnh kinh tế phục hồi

Những dấu hiệu phục hồi của thị trường bất động sản thời gian qua, cùng một số yếu tố thuận lợi từ nền kinh tế vĩ mô, giúp ban lãnh đạo và cổ đông Công ty cổ phần...

Đà Lạt đấu giá loạt tài sản công, gồm nhà hàng đại gia trả giá 15 tỷ rồi bỏ cọc

Nhiều nhà hàng, khách sạn, vườn hoa và khu đất nhà hàng Thủy Tạ được TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đưa ra đấu giá sau khi hoàn thành công tác kiểm kê, xây dựng phương...

Vinhomes làm rõ lợi ích tại loạt dự án "mang tên, không sở hữu"

Khi thấy dự án mang tên "Vinhomes" nhưng chủ đầu tư là đơn vị khác, không chỉ cổ đông mà cả khách hàng cũng đặt câu hỏi: Ai thực sự sở hữu, ai đang hưởng lợi? Lãnh...

Vì sao chung cư Hà Nội ồ ạt giảm giá, có căn rớt hàng trăm triệu?

Có tới 47% dự án chung cư tại Hà Nội giảm giá bán thứ cấp so với quý trước, dấu hiệu cho thấy xu hướng điều chỉnh giá diễn ra trên phạm vi rộng, theo một khảo sát...

Đấu giá 20 lô 'đất vàng', giá trúng cao hơn 19 tỷ so với khởi điểm

20 lô đất được xem là khu đất vàng tại trung tâm TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa được đấu giá thành công với tổng số tiền xấp xỉ 51,8 tỷ đồng, tăng hơn 19 tỷ đồng so...

Hà Nam đấu giá 225 lô đất, khởi điểm thấp nhất hơn 2 triệu đồng/m2

225 lô đất tại huyện Lý Nhân và Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng trong tháng 5 tới. Giá khởi điểm thấp nhất 2,2 triệu đồng/m2 và cao...

HoREA kiến nghị TP HCM bỏ lệnh cấm dịch vụ cho thuê căn hộ ngắn ngày

HoREA đề nghị xem lại cách hiểu và nên quản lý thay vì cấm cho thuê căn hộ chung cư ngắn ngày, theo giờ (ứng dụng AirBnB).

'Mất bình quân 34 năm thu nhập để mua nhà tại TP HCM'

Người lao động sinh sống và làm việc tại TP HCM cần tích lũy trung bình khoảng 34 năm thu nhập mới đủ tài chính mua nhà tại thành phố này, theo Numbeo.

Phân khúc nhà dưới 2 tỷ đồng gần như biến mất

Trong bối cảnh nguồn cung dự án mới vẫn nghiêng hẳn về phân khúc cao cấp, khiến giá nhà tăng cao đã làm giấc mơ an cư của người thu nhập trung bình và thấp ngày...

TPHCM: Quận, khu vực có lượng tìm kiếm BĐS nhiều và giá cho thuê tốt nhất?

Thị trường chung cư ở TPHCM ghi nhận mức độ quan tâm và giá bán cải thiện. Trong khi nguồn cung mới tập trung ở phía Đông, lực cầu lại tăng ở khu vực phía Tây nhờ...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98