NHTW Anh nâng lãi suất lần hai kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008

02/08/2018 22:34
02-08-2018 22:34:03+07:00

NHTW Anh nâng lãi suất lần hai kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tuyên bố nâng lãi suất bất chấp những bất ổn hiện tại về tương lai của nền kinh tế Anh.

Ủy ban Chính sách Tiền tệ Anh (MPC) hoàn toàn ủng hộ quyết định nâng lãi suất từ 0.5% lên 0.75% trong bối cảnh thị trường lao động và tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ.

Trong một tuyên bố, NHTW Anh cho biết, nếu các dự báo kinh tế vĩ mô của họ diễn ra đúng như vậy, thì BoE sẽ phải nâng lãi suất thêm một cách từ từ. Trong báo cáo lạm phát mới nhất công bố trong ngày thứ Năm (02/08), BoE dự báo, giá tiêu dùng sẽ chạm mức 2.2% trong năm 2019 và 2.1% vào năm 2020.

Việc BoE nâng lãi suất sẽ gia tăng chi phí đối với những người đi vay tiền, bao gồm cả vay thế chấp. Mặt khác, điều này có khả năng mang lại lợi ích cho những người tiết kiệm.

Thống đốc BoE, Mark Carney, nói với các phóng viên trong ngày thứ Năm (02/08) rằng, tăng trưởng kinh tế đã hồi phục trong quý 2/2018, sau đà giảm tốc nhẹ vào đầu năm nay. Ông Carney cho hay, hoạt động kinh tế tăng trưởng chậm lại trong quý 1/2018 có lẽ là do thời tiết lạnh.

“Tuy nhiên, bức tranh lớn hơn vẫn là một trong những yếu tố xoa dịu áp lực chi phí bên ngoài, trong đó tác động lên lạm phát từ đà suy giảm của đồng Bảng Anh (có liên quan tới cuộc trưng cầu dân ý Brexit) giờ đã qua, và áp lực lạm phát trong nước tiếp tục gia tăng”, ông Carney cho hay.

Trong tháng 11/2017, BoE đã nâng lãi suất từ 0.25% lên 0.5% - lần nâng lãi suất đầu tiên trong hơn 10 năm. Quyết định nâng lãi suất đã đảo ngược chu kỳ cắt giảm lãi suất trong tháng 8/2016 khi xuất hiện cuộc trưng cầu dân ý về Brexit.

Brexit

Trong tuyên bố của mình, BoE cho biết, họ thừa nhận “triển vọng kinh tế Anh có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi phản ứng của các hộ gia đình, doanh nghiệp và thị trường tài chính trước diễn biến liên quan tới quá trình rút khỏi Liên minh châu Âu (EU)”.

Brexit vẫn còn là bất ổn lớn nhất đang đu bám lấy nền kinh tế Anh. Nhóm đàm phán của cả Anh và EU muốn tiến tới một thỏa thuận vào tháng 10/2018 trước thời điểm Anh “ly dị” EU vào ngày 29/03/2019. Tuy nhiên, vẫn còn đó sự bất đồng quan điểm đáng kể về Brexit, trong đó các nhà hoạch định chính sách cũng chuẩn bị cho một kịch bản không có thỏa thuận nào sau Brexit.

Phát biểu sau cuộc họp, ông Carney cho biết, các cuộc thương lượng về Brexit đang bước vào giai đoạn quan trọng. Ông nói thêm, các dự báo và quyết định từ BoE đều dựa trên giả định là Anh sẽ có "một giai đoạn chuyển giao tương đối suôn sẻ" ra khỏi EU.

Trong trường hợp đó, hoạt động thương mại giữa Anh và châu Âu sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với các doanh nghiệp và có khả năng mất nhiều thời gian hơn. Trong ngày thứ Năm (02/08), Sở Giao dịch Chứng khoán Luân Đôn (LSE) cho biết họ đã lập ra một kế hoạch dự phòng cho khả năng không có thỏa thuận nào. Kế hoạch này sẽ bao gồm xây dựng các thực thể mới ở EU.

Bảng Anh

Đồng Bảng Anh mất giá so với đồng USD khi ông Carney họp báo. Lúc đầu, Bảng Anh tăng giá sau quyết định nâng lãi suất, nhưng sau đó đã đảo chiều xuống 1.302 USD vào lúc 13h20 giờ Luân Đôn.

Các chuyên viên giao dịch lúc đầu tỏ ra bất ngờ với quyết định trên – vốn được xem là quan điểm khá ‘diều hâu’. Tuy nhiên, trong suốt buổi họp báo, Carney liên tục lặp lại rằng lãi suất sẽ được thay đổi một cách từ từ. Ông nói rằng “chính sách tiền tệ cần phải ‘đi bộ’ chứ không phải ‘chạy’”.

Sau cuộc họp ngày thứ Năm, các chuyên gia phân tích đã tỏ ra lạc quan hơn về lộ trình lãi suất tương lai của BoE.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P Global: Nguy cơ vỡ nợ quốc gia tăng cao trong thập kỷ tới

S&P cảnh báo tình trạng vỡ nợ thường xuyên hơn trong thập kỷ tới trong bối cảnh các nước gặp khó khăn hơn trong việc trả nợ ngoại tệ - do nợ công tăng và lãi suất...

Giải Nobel Kinh tế 2024 có giá trị như thế nào?

Bằng cách xem xét những hệ thống kinh tế - chính trị khác nhau, Daron Acemoglu , Simon Johnson và James A. Robinson đã chứng minh mối quan hệ giữa các thể chế xã...

IMF: Nợ công toàn cầu sẽ đạt 100,000 tỷ USD vào cuối năm 2024

Theo phân tích mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công toàn cầu dự kiến sẽ đạt 100,000 tỷ USD, tương đương 93% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, vào cuối...

Mỹ cân nhắc siết chặt xuất khẩu chip AI của Nvidia và AMD

Trong một động thái mới nhất của cuộc chiến công nghệ toàn cầu, chính quyền Biden đang cân nhắc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu chip AI tiên tiến của Nvidia và các công...

Goldman Sachs nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Theo báo cáo ngày 13/10, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm nay, cao hơn so với mức 4,7% trước...

Trung Quốc tính huy động 846 tỷ USD để giải cứu kinh tế?

Trung Quốc đang cân nhắc một kế hoạch huy động 6,000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 846 tỷ USD) thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ siêu dài hạn trong 3 năm...

Bộ ba đoạt Nobel Kinh tế 2024: Acemoglu, Johnson và Robinson

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố quyết định trao tặng Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2024 cho ba nhà kinh tế học xuất sắc: Daron Acemoglu, Simon...

Trung Quốc nhận thêm tin đáng ngại về xuất khẩu

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng yếu hơn dự báo trong tháng 9, từ đó kìm hãm đà phục hồi thương mại vốn là điểm sáng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều...

Tính đột phá và giá trị khoa học là những yếu tố quyết định giải Nobel Kinh tế

Theo chuyên gia Magnus Henrekson từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Công nghiệp ở Stockholm (Thụy Điển), có thể dự đoán người thắng giải Nobel Kinh tế dựa trên mối quan tâm...

Trung Quốc đối mặt áp lực giảm phát ngày càng lớn

Áp lực giảm phát của Trung Quốc ngày càng tăng trong tháng 9, với giá tiêu dùng vẫn yếu và giá sản xuất tiếp tục giảm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98