Nikkei: Chuỗi cà phê Việt tăng tốc khi đối thủ ngoại đủng đỉnh

15/08/2018 14:10
15-08-2018 14:10:17+07:00

Nikkei: Chuỗi cà phê Việt tăng tốc khi đối thủ ngoại đủng đỉnh

Hàng chục chuỗi cà phê Việt đang nhanh chóng mở rộng mạng lưới, nhờ hiểu thị trường hơn các đại gia toàn cầu như Starbucks.

“Chúng tôi đặt mục tiêu mở khoảng 700 cửa hàng trên khắp Việt Nam trong 5 năm tới, với tốc độ trung bình 10 cơ sở mới mỗi tháng”, Nguyễn Hải Ninh - nhà sáng lập kiêm CEO The Coffee House cho biết trên Nikkei Asian Review. Chuỗi cà phê này được đánh giá là có tốc độ mở rộng nhanh nhất hiện tại.

Cộng Cà Phê - một chuỗi khác tại Hà Nội, thậm chí đã lấn sân sang nước ngoài. Họ mở cửa hàng đầu tiên tại Seoul (Hàn Quốc) tháng trước và lên kế hoạch bổ sung hai cơ sở nữa tại đây. Ở Việt Nam, Cộng Cà Phê hiện có hơn 50 cơ sở từ khi ra mắt năm 2007 và dự định mở thêm một đến hai cửa hàng mới mỗi tháng cho đến năm 2020. Họ thu hút khách hàng nhờ thiết kế mô phỏng Việt Nam giai đoạn đầu thập niên 80.

Một cửa hàng của Cộng Cà Phê tại Việt Nam. Ảnh: Nikkei

Phuong Nguyen - một nhà nghiên cứu thị trường tại TP HCM nhận xét, chủ các chuỗi cửa hàng này nắm khá chắc văn hóa và người tiêu dùng Việt. Họ đặt mục tiêu rõ ràng về đối tượng khách hàng theo đuổi và có thiết kế độc đáo cho không gian bên trong, hướng đến người trẻ.

Mức giá phải chăng và đồ uống đa dạng cũng giúp họ được lòng cả sinh viên lẫn người đi làm trẻ tuổi tại các thành phố. Một lợi thế khác là khách có thể dùng Internet nhiều giờ, không bị gián đoạn như ở các chuỗi cà phê lớn.

Những đặc điểm này đã giúp các chuỗi cà phê Việt cạnh tranh mạnh hơn với các thương hiệu lớn - vốn có dịch vụ và quản trị tốt hơn, Phuong cho biết. Starbucks đã gia nhập thị trường Việt Nam 5 năm, nhưng số cửa hàng hiện mới là 38.

Tốc độ mở rộng của đại gia này được nhận xét chậm hơn kỳ vọng. Tại Thái Lan, Starbucks đã có hơn 330 cửa hàng. Con số này ở Indonesia là hơn 320 và Malaysia là hơn 190.

Một chuỗi cà phê khác được đánh giá phổ biến nhất Việt Nam về số cửa hàng và độ nhận diện thương hiệu là Highlands Coffee. Thành lập năm 2002, họ hấp dẫn người trẻ thích phong cách phương Tây.

Highlands Coffee được đánh giá là chuỗi cà phê phổ biến nhất Việt Nam. Ảnh: Nikkei

Sau khi được chuỗi nhà hàng Philippines - Jollibee Foods mua lại năm 2012, Highlands Coffee đã tăng số cửa hàng từ 60 năm 2014 lên hơn 200, chủ yếu đặt bên trong các trung tâm thương mại lớn. Dịch vụ của Highlands cũng thay đổi dần để nhắm đến người tiêu dùng trẻ, với giá hợp lý, hơn là tầng lớp doanh nhân.

Các chuỗi mới hơn, như Thức Coffee, Urban Coffee Station và Phúc Long đều xuất hiện trong 10 năm gần đây và có tốc độ tăng trưởng doanh thu ước tính 7% mỗi năm. Trái lại, các thương hiệu lâu đời hơn, như NYDC, Gloria Jean's Coffees, Caffe Bene, thậm chí là các cái tên mới trong nước như The Kafe hay Saigon Café đều đang thu hẹp hoạt động hoặc đã phải đóng cửa.

Chi phí hoạt động cao, như tiền thuê mặt bằng, và khó tìm địa điểm là hai trong các lý do cho việc cắt giảm này. Một cửa hàng Starbucks rộng 200 m2 tại TP HCM cần vốn đầu tư ban đầu khoảng 215.000 USD, trong khi cửa hàng của Coffee House mất khoảng 86.000 USD, theo ước tính của chủ một chuỗi cà phê trong nước. Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu lâu đời lại chậm thay đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với khẩu vị của người tiêu dùng - vốn luôn bám sát xu hướng mới trên thế giới, Phuong kết luận.

Hà Thu (theo Nikkei)

VNExpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vietnam Airlines phải công khai thông tin giá vé, thuế, phí

Các hãng bay được hưởng miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, phải công khai rõ ràng, chi tiết các thông tin giá vé, các loại thuế, phí kèm theo.

Nữ tỷ phú trẻ tuổi vừa 'soán ngôi' ca sĩ Taylor Swift là ai?

Mặc dù đã rời khỏi startup trí tuệ nhân tạo Scale AI từ nhiều năm trước, Lucy Guo vẫn là nhà đồng sáng lập và hiện còn nắm giữ cổ phần tại công ty này. Ở tuổi 30...

'Bố già ngành sữa' của Trung Quốc làm nên chuyện nhờ phản bội lại lẽ thường

Từ một đứa trẻ bị bỏ rơi trở thành người đứng đầu của đế chế kem 410 triệu USD, 'bố già ngành sữa' của Trung Quốc là câu chuyện về quyết tâm vượt lên trong kinh...

Doanh nghiệp TP HCM 50 năm kiến tạo - vươn tầm

50 doanh nghiệp và đơn vị được TP HCM vinh danh chính là những ngọn lửa sống động truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo.

Chủ nghĩa tự do cá nhân: hệ tư tưởng định hình chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện nay

Rất nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện nay là chính quyền theo chủ nghĩa “dân túy”. Điều này có thể đúng trong nhiệm kỳ đầu...

Thuế quan của ông Donald Trump làm cho một tỷ phú càng giàu hơn

Remon Vos, tỷ phú bất động sản người Hà Lan, lạc quan về mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến ông giàu hơn nữa.

Warren Buffett: Vị tỷ phú hiếm hoi còn chứng kiến tài sản tăng trong năm 2025

Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu chao đảo sau đòn giáng mạnh từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump, một cái tên đã nổi bật với khả...

Những tỷ phú thế giới bốc hơi hơn 500 tỷ USD chỉ trong 2 ngày

500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 536 tỷ USD trong hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế toàn cầu. Đây là số tài sản mất mát lớn nhất...

Vì sao tỷ phú Bill Gates chỉ để 1% tài sản cho con cái?

Thông thường, con cái được thừa kế tài sản của cha mẹ nhưng trong trường hợp của tỷ phú Bill Gates, điều này không đúng.

Khối tài sản của tỷ phú Elon Musk “bốc hơi” gần 135 tỷ USD

Phiên 7/4, ông Musk đã mất 4,4 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu Tesla tiếp tục giảm, khiến tổng tài sản của ông giảm xuống 297,8 tỷ USD, theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98