Thổ Nhĩ Kỳ mất 1/3 tỷ phú vì cuộc khủng hoảng tiền tệ

18/08/2018 20:30
18-08-2018 20:30:00+07:00

Thổ Nhĩ Kỳ mất 1/3 tỷ phú vì cuộc khủng hoảng tiền tệ

Cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã ảnh hưởng đến tài sản của những người giàu có nhất ở đất nước này.

 

Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã chạm mức thấp kỷ lục vào ngày 13/08 sau khi mất gần 21% so với USD chỉ trong năm ngày. Tính đến sáng thứ Ba tuần này, đồng Lira yếu hơn đã khiến 13 trong số 35 tỷ phú người Thổ Nhĩ Kỳ bị “văng” ra khỏi danh sách những người giàu nhất thế giới. So với thời điểm Forbes công bố danh sách tỷ phú 2018 hồi đầu tháng Ba, 35 tỷ phú Thổ Nhĩ Kỳ đã mất tổng cộng ít nhất 23 tỷ USD giá trị tài sản, chủ yếu do đồng Lira mất giá. Tính đến ngày 13/08, đồng Lira đã mất 45% giá trị so với USD.

Trong số 13 người không còn là tỷ phú có ông trùm bất động sản Ali Agaoglu – người được gọi là "Donald Trump của Thổ Nhĩ Kỳ" - và Mustafa Latif Topbas, một trong những người bạn của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và chủ sở hữu của BIM, chuỗi bán lẻ giảm giá lớn nhất của đất nước. Theo ước tính của Forbes, Agaoglu và Topbas, mỗi người bị giảm 540 triệu USD so với đầu tháng 3.

Trong số 22 tỷ phú còn lại ở Thổ Nhĩ Kỳ, có 8 người bị thiệt hại hơn 1 tỷ USD trong giá trị tài sản ròng của họ. Nhà phát triển bất động sản Erman Ilicak, người sở hữu khoảng 90% Ronesans Holding, là người bị mất nhiều nhất. Giá trị tài sản ròng của ông đã giảm 1.5 tỷ USD so với hồi tháng 3, xuống còn khoảng 2.5 tỷ USD. Sevim Arsel, người từng giữ danh hiệu người phụ nữ giàu nhất Thổ Nhĩ Kỳ và tạo dựng khối tài sản từ tập đoàn lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ Koc Holding, đã bị mất 1.4 tỷ USD.

Người giàu nhất Thổ Nhĩ Kỳ, Murat Ulker, hiện kiểm soát 320 thương hiệu thực phẩm,  gồm công ty sô-cô-la toàn cầu Godiva đến Yildiz Holding, đã mất gần 1.4 tỷ USD kể từ tháng 3, khiến ông trở thành người mất nhiều thứ ba trong năm 2018. Tính đến 2 giờ chiều thứ Ba tuần này, tài sản ròng của ông khoảng 3.4 tỷ USD.

Sự mất giá của đồng Lira không bất ngờ đối với những người đã theo dõi nền kinh tế nước này. Từ năm 2012, Lira đã suy yếu đáng kể so với USD. Các sự kiện chính trị hiện tại đã làm trầm trọng thêm sự sụt giảm đó. Mới đây, quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ lại trở nên tệ hơn sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ chối trả tự do cho mục sư người Mỹ Andrew Brunson. Brunson bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc có liên kết với các tổ chức khủng bố, trong đó có một tổ chức được dẫn dắt bởi giáo sĩ Fethullah Gulen có trụ sở tại Mỹ. Tuy nhiên, Brunson đã phủ nhận cáo buộc trên. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Gulen âm mưu một cuộc đảo chính không thành công hồi năm 2016, khiến nước này bị rơi vào tình trạng khẩn cấp kéo dài gần hai năm. Tất nhiên, Gulen cũng phủ nhận những cáo buộc đó.

Vào ngày 02/08, chính quyền Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hai quan chức hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, vì cho rằng họ lạm dụng nhân quyền. Tuy nhiên, “cú đánh lớn” xảy ra vào ngày thứ Sáu, 10/08/2018, khi Tổng thống Trump công bố mức thuế đối với thép và nhôm của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến đồng Lira lao dốc không phanh. Đồng Lira đã tăng 5% vào hôm thứ Ba tuần này, dường như kết thúc đợt giảm giá, tính đến thời điểm này.

Từ khi lên nắm quyền vào năm 2002, một trong những lời hứa chính của ông Erdogan là tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong thời gian tại vị của ông, số lượng trung tâm mua sắm và những tòa nhà chọc trời đã tăng vọt ở Istanbul, thành phố đông dân nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, để đạt được sự tăng trưởng như vậy, giới đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đã dựa vào nguồn nợ nước ngoài giá rẻ - thường là các khoản nợ bằng USD. Với việc đồng Lira đột ngột yếu hơn, nợ nước ngoài sẽ khó trả hết hơn nhiều.

Vào tháng 7, ông Erdogan đã bổ nhiệm con rể Berat Albayrak làm Bộ trưởng Tài chính, khiến chỉ số BIST 100 của nước này giảm 1.25% chỉ sau vài giờ. Tính đến cuối ngày thứ Hai vừa qua, chỉ số này đã giảm 17% trong năm 2018. Guler Sabanci, người đứng thứ 58 trong danh sách Phụ nữ quyền lực nhất của Forbes hồi năm 2017 và đang nắm quyền điều hành một trong những tập đoàn lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, nói với báo chí Thổ Nhĩ Kỳ rằng bà tin tưởng vào khả năng của ông Albayrak.

Trong khi đó, ông Erdogan đổ lỗi cho các chính phủ nước ngoài và cáo buộc Mỹ “đâm sau lưng đồng minh”. "Đừng quên rằng nếu họ có đồng USD, thì chúng tôi có nhân dân, có Chúa Trời, và có thánh Allah", ông nói với những người ủng hộ tuần trước. “Chúng tôi đang làm việc chăm chỉ. Hãy nhìn vào những gì chúng tôi đã làm 16 năm trước và nhìn vào chúng tôi lúc này”.

Muserref Yetim, Phó giáo sư Quan hệ quốc tế tại Đại học New York cho biết: “Đối với tôi, ở giai đoạn này, cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng này dường như là giảm bớt những lời nói hiếu chiến”. Bà nói thêm: “Về lâu dài, điều quan trọng trong hiệu suất kinh tế của các quốc gia là sự tiến bộ về công nghệ. Nếu bạn thực sự muốn phát triển kinh tế bền vững cho Thổ Nhĩ Kỳ, bạn không thể quay lưng lại với phương Tây”.

Danh sách tỷ phú của Thổ Nhĩ Kỳ có thể là “gương mặt công chúng” của đất nước, nhưng đồng Lira giảm mạnh có thể ảnh hưởng đến tất cả 80 triệu công dân dễ bị tổn thương với lạm phát. Hồi tháng 7, Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ lạm phát 16%. Kết quả là: Ngay cả những công dân Thổ Nhĩ Kỳ không dính dáng gì đến chuyện trả nợ bằng ngoại tệ hàng ngày cũng gặp khó khăn vì cuộc sống ở nước này trở nên đắt hơn theo cấp số nhân.

Nhã Thanh (Theo Forbes)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98