GDP 9 tháng tăng 6.98%, cao nhất trong 8 năm

28/09/2018 09:48
28-09-2018 09:48:44+07:00

GDP 9 tháng tăng 6.98%, cao nhất trong 8 năm

Tính chung 9 tháng năm 2018, GDP ước tính tăng 6.98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 trở về đây. Kết quả tăng trưởng khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2018.

 

Sáng 28/09, Tổng cục Thống kê đã công bố số liệu kinh tế xã hội quý 3 và 9 tháng năm 2018. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2018 ước tính tăng 6.88% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng 7.45% của quý 1 nhưng cao hơn mức tăng 6.73% của quý 2, cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.46%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8.61% và khu vực dịch vụ tăng 6.87%.

Tăng trưởng quý 3/2018 thấp hơn tốc độ tăng trưởng quý 3/2017 nhưng cao hơn tăng trưởng quý 3 các năm 2011-2016. Xét về góc độ sử dụng GDP quý 3/2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7.02% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 8.61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15.13%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14.76%.

Tính chung 9 tháng năm 2018, GDP ước tính tăng 6.98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 trở về đây. Kết quả tăng trưởng khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2018. Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.65%, đóng góp 8.8% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8.89%, đóng góp 48.7%; khu vực dịch vụ tăng 6.89%, đóng góp 42.5%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng 9 tháng năm nay cao nhất trong giai đoạn 2012-2018, từng bước khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, mặt khác giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này. Trong đó, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2.78%, là mức tăng cao nhất của 9 tháng giai đoạn 2012-2018, đóng góp 0.36 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành thủy sản đạt kết quả khá tốt với mức tăng 6.37%, cũng là mức tăng trưởng cao nhất 8 năm qua, đóng góp 0.22 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 5.9% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0.04 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá với 9 tháng tăng 8.98%, đóng góp 2.91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực này và là động lực chính của tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12.65%, tuy thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2017 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng 9 tháng các năm 2012-2016, đóng góp 2.56 điểm phần trăm. Ngành công nghiệp khai khoáng vẫn tăng trưởng âm (giảm 1.97%), làm giảm 0.14 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế nhưng mức giảm đã được thu hẹp đáng kể so với mức giảm 8.08% của cùng kỳ năm trước. Ngành xây dựng 9 tháng duy trì được mức tăng trưởng khá với tốc độ 8.46%, đóng góp 0.55 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ 9 tháng năm nay tăng 6.89%, tuy thấp hơn mức tăng 7.21% của 9 tháng năm trước nhưng cao hơn so với cùng kỳ giai đoạn 2012-2016. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm 9 tháng như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8.48% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực dịch vụ, cũng là ngành có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0.9 điểm phần trăm); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7.85%, đóng góp 0.46 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 5.89%, đóng góp 0.27 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 7.55%, đóng góp 0.25 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4.04%, đóng góp 0.24 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13.93% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33.49%; khu vực dịch vụ chiếm 42.54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10.04% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 14.67%; 32.50%; 42.65%; 10.18%).

Xét về góc độ sử dụng GDP 9 tháng năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7.09% so với cùng kỳ năm 2017; tích lũy tài sản tăng 7.71%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15.52%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14.22%.

Thái Hương

Fili





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nếu Fed giảm lãi suất, chính sách tiền tệ và kinh tế Việt Nam sẽ thay đổi ra sao?

Việt Nam có thể duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong ngắn hạn để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần phải theo dõi sát diễn biến...

Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí "làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm" để khắc phục hậu quả bão lũ

Tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam" diễn ra tối 15/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi đồng bào, đồng chí "làm việc bằng hai", "làm ngày không đủ tranh thủ làm...

Bão Yagi ước gây thiệt hại 40,000 tỷ đồng, Thủ tướng chỉ đạo giữ vững mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay 7%

Bộ Kế hoạch & Đầu tư ước tính bão Yagi gây thiệt hại 40,000 tỷ đồng cho các địa phương miền Bắc, khiến GDP năm nay thấp hơn 0.15% so với kịch bản trước đó.

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão lũ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương...

Tăng cường công tác điều tiết hồ chứa thủy điện để giảm thiểu lũ về hạ lưu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 94/CĐ-TTg ngày 12/9/2024 về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các...

Thủ tướng: Nghiên cứu mở rộng cơ chế huy động nguồn lực cho phát triển

Chiều 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số nội dung. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các bộ...

Vốn đầu tư công chậm và câu chuyện tiền thừa chưa tiêu

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trong việc duy trì chính sách tài khóa mở rộng, lượng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vẫn tăng trưởng chậm chạp và chưa đạt...

Xuất siêu tăng vọt trong tháng 8 – Thời gian tới sẽ ra sao?

Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 có thể đạt mức kỷ lục mới, nhưng liệu thành tích xuất siêu trong tháng 8 vừa qua sẽ lặp lại trong những tháng kế tiếp? Và yếu tố nào có...

Kinh tế Mỹ đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024, bầu cử Tổng thống Mỹ có thay đổi điều đó? 

Nền kinh tế Mỹ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Mặc dù vậy, sự thúc đẩy mà kinh tế Việt Nam đang nhận được từ nền kinh tế...

Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98