Tái cơ cấu nền kinh tế: Điểm danh bộ ngành, tỉnh thành chậm trễ hành động

15/10/2018 10:20
15-10-2018 10:20:00+07:00

Tái cơ cấu nền kinh tế: Điểm danh bộ ngành, tỉnh thành chậm trễ hành động

Ba bộ và 18 tỉnh thành chưa hoặc chậm ban hành kế hoạch thực hiện chương trình tái cơ cấu nền kinh tế được nêu tên ...

Trong số các bộ ngành, duy nhất chưa ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết 27 của Chính phủ là Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chính phủ đã giao nhiệm vụ và chính sách lớn cần thực thi cho các bộ, ngành, địa phương được gần hai năm, song đến nay có tỉnh vẫn chưa ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện.

Đó là hạn chế đầu tiên được nêu trong báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện nghị quyết 24 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 mới phát hành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đánh giá giữa kỳ tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ cũng là nội dung sẽ được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét trong phiên họp thứ 28, từ 15/10.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người ký báo cáo của Chính phủ, cho biết, triển khai nghị quyết số 05 của Trung ương và nghị quyết 24 của Quốc hội về tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện hai nghị quyết nêu trên.

Nghị quyết 27 giao 16 nhiệm vụ và chính sách lớn cần thực thi cho các bộ, ngành, địa phương, với 120 nhiệm vụ cụ thể nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Theo đánh giá của Chính phủ, hầu hết các nhiệm vụ được giao đã được thực hiện đúng thời hạn và đạt kết quả ở các mức độ khác nhau. Có 25,8% số nhiệm vụ đã triển khai và có kết quả rõ ràng, 57,5% số nhiệm vụ đang triển khai và có kết quả bước đầu, và 16,7% số nhiệm vụ đã triển khai nhưng chưa đáp ứng thời gian.

Bên cạnh kết quả đạt được, Chính phủ đánh giá, việc triển khai các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng còn một số tồn tại, hạn chế. Như, các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế mang tính liên ngành, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ, ngành, địa phương gặp khó khăn trong việc phối hợp chỉ đạo, tổ chức triển khai, theo dõi và giám sát. Đó là các nhiệm vụ như cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại đầu tư công, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp, hoàn thiện và phát triển thị trường các nhân tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Hạn chế nữa là sự lan tỏa về cải cách thể chế và cơ cấu lại nền kinh tế còn yếu và chưa đồng đều. Các bộ, ngành, địa phương còn chưa thực sự chủ động và quyết liệt trong việc đề xuất về cải cách cơ chế, chính sách cơ cấu lại nền kinh tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Bộ Kế hoạch và đầu tư (cơ quan tổng hợp) đã điểm danh các bộ, ngành, địa phương chậm hoặc chưa ban hành chương trình, kế hoạch hành động theo nghị quyết 27.

Duy nhất chưa ban hành trong số các bộ ngành là Bộ Giáo dục và Đào tạo, dù nghị quyết 27 của Chính phủ đã giao cho bộ  này cùng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội khá nhiều nhiệm vụ trong phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển,  trong đó có 7 vấn đề được nhấn mạnh cần tập trung thực hiện.

Chậm ban hành là Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế, đều trong tháng 11/2017 mới ra văn bản triển khai thực hiện nghị quyết 27, trong khi nhiều bộ khác ban hành kế hoạch ngay trong tháng 3 cùng năm.

Các địa phương được điểm danh gồm có: Kon Tum, Sóc Trăng, Long An, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bạc Liêu, Đồng Nai, Cao Bằng, Trà Vinh, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Hà Giang, An Giang, Gia Lai, Hậu Giang, Lào Cai và Tp.HCM.

Trong số này có Long An, Hoà Bình và Gia Lai là chưa ban hành kế hoạch, còn lại là chậm ban hành.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì việc thực hiện nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành mới chỉ dừng ở việc tiếp tục thực hiện theo tiến độ, yêu cầu và định hướng đổi mới đã xác định, mà chưa thực sự tạo đột phá về giải pháp, đổi mới về cơ chế, chính sách, quy định quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan.

Như, phát triển các liên kết vùng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cơ cấu lại thực chất các ngành công nghiệp.

Trong số các giải pháp về tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020,  giải pháp đầu tiên được nêu tạibáo cáo của Chính phủ là hoàn thiện bộ máy, đổi mới việc tổ chức thực hiện nghiêm túc, thực chất và quyết liệt các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế của các bộ, ngành, địa phương.Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc chế độ theo dõi và báo cáo về cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

NGUYÊN VŨ

VNECONOMY





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Giải ngân đầu tư công TPHCM chùng lại

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, tháng 4/2024, kết quả giải ngân đầu tư công của Thành phố chùng lại. Từng chủ đầu tư, từng cơ quan có liên quan cần hết...

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các...

Phó Thủ tướng: Không đề xuất xử lý những dự án BOT do 'lỗi' của doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông; kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án do nguyên...

Thủy điện có còn dư địa để phát triển hay sẽ sớm bị thay thế?

Theo các chuyên gia năng lượng, với nguồn thủy điện dồi dào, Việt Nam có thể tiếp tục khai thác tối đa với tổng công suất đạt từ 30.000-38.000MW và điện năng có thể...

Người Việt Nam đánh giá cao du lịch bền vững

Hầu hết du khách Việt Nam được khảo sát đều đồng ý du lịch bền vững rất quan trọng và mong muốn hành trình của mình thân thiện với môi trường hơn trong năm tới.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng kháng cáo

Sau khoảng hơn 1 tháng xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98